Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 nên làm gì để điều trị tại nhà?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 nên làm gì để điều trị tại nhà? Có được uống thuốc trị cảm cúm hay không? Và khi nào báo hiệu tình trạng đã trở nên nguy hiểm? 

Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 làm gì để điều trị tại nhà?

Nghỉ ngơi

Khi cơ thể bị bệnh, chắc hẳn ai cũng sẽ rất mệt mỏi. Bà bầu tháng thứ 7 thì có thể còn mất năng lượng nhiều hơn. Do đó, hãy dành thời gian nằm trên giường êm ái và thư giãn nếu cơ thể đang muốn được nghỉ ngơi, mẹ nhé.

Để giúp thai phụ dễ nghĩ ngơi hay ngủ hơn khi đang cảm cúm, bạn có thể:

  • Kê cao đầu bằng một chiếc gối.
  • Sử dụng miếng dán mũi sẽ giúp thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi.

Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 vẫn nên duy trì lối sống năng động

Tuy lời khuyên đầu là hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, nhưng không nên vì thế mà mẹ bầu chỉ nằm một chỗ và không hề vận động. Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 nếu không bị sốt hoặc ho và cảm thấy cơ thể cho phép, hãy thực hiện một động tác thể dục nhẹ, hay đơn giản chỉ là đi lại, hay đi bộ trong nhà. Điều này hoàn toàn an toàn cho thai kỳ và thực sự có thể giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tiếp tục ăn uống bình thường

Chắc chắn, bà bầu bị cúm tháng thứ 7 có thể sẽ không có cảm giác thèm ăn. Nhưng đừng vì thế mà bỏ bữa mẹ nhé. Mẹ cần phải khoẻ để cớ thể có sức chống lại bệnh cúm và nuôi em bé trong bụng đấy.

Tập trung bổ sung thêm thực phẩm có vitamin C. Chúng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên. Hãy thử tất cả các loại trái cây họ cam quýt (cam, quýt, bưởi), dâu tây, dưa lưới, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bắp cải đỏ và rau bina.

Tăng cường thêm lượng kẽm qua thức ăn cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Phụ nữ mang thai nên cố gắng nhận được 11-15 miligam mỗi ngày từ tất cả các nguồn, bao gồm cả vitamin trước khi sinh. Bổ sung thịt gà, thịt bò, thịt heo, trứng, sữa chua, mầm lúa mì và bột yến mạch.

Uống đầy đủ nước

Sốt, hắt hơi và sổ mũi sẽ khiến mất chất lỏng cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thức uống ấm hay thức ăn dạng nước (soup, cháo, phở,…) sẽ giúp mẹ vừa bổ sung nước và còn giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể uống trà gừng nóng hay nước ép trái cây cũng có thể được đưa vào chế độ ăn.

Một vài thìa cà phê mật ong pha trong nước nóng ấm với chanh đã được chứng minh là có thể giúp ngăn chặn loại ho khan thường kèm theo và sau khi cảm cúm.

Bà bầu bị cúm tháng thứ 7 vẫn nên tiếp tục uống vitamin tổng hợp

Uống vitamin tổng hợp, có chứa vitamin C và kẽm, rất tốt ngay cả khi mẹ bầu đang chống chọi với cảm cúm. Chỉ cần đảm bảo là không dùng thêm bất kỳ thực phẩm chức năng hay thuốc uống nào khác mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Làm ẩm không khí

Nếu tình trạng khô ráo trong nhà làm trầm trọng thêm tình trạng đường mũi và cổ họng nhạy cảm của thai phụ, thì việc phun sương trong phòng bằng máy làm ẩm không khí vào ban đêm có thể hữu ích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, xịt hoặc rửa

Những chất này giúp làm ẩm đường mũi của thai phụ. Nước muối sinh lý không phải là thuốc nên chúng hoàn toàn an toàn để sử dụng thường xuyên nếu mẹ cần. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu vùng họng khi bị ngứa hoặc đau.

Có nên uống thuốc khi bị cúm?

Nhìn chung, việc uống thuốc trong thời gian mang thai cần phải cẩn trọng và lúc nào cũng cần chỉ định/lời khuyên của bác sĩ. Đặc biệt, bà bầu bị cảm cúm tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, dù chỉ là cảm cúm.

Một số loại như dầu gió; tinh dầu bạc hà xoa lên ngực, thái dương và dưới mũi; miếng dán mũi giúp mở đường thở bị tắc nghẽn do nghẹt mũi; kẹo ngâm;…thì có thể xem là an toàn để bổ trợ, giúp mẹ thoải mái hơn khi bị cảm. Tuy nhiên, vì an toàn của 2 mẹ con, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ mẹ nhé.

Khi nào tình trạng cảm cúm được xem là nguy hiểm?

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 hãy tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chóng mặt, có xu hướng muốn ngất
  • Khó thở
  • Đau ngực hoặc cảm thấy đau nhói ngực
  • Chảy máu âm đạo
  • Cảm giác hơi lú lẩn
  • Nôn mửa dữ dội
  • Sốt cao không giảm
  • Chuyển động của thai nhi ít hơn bình thường

Cảm cúm khi mang thai thường không mang lại hậu quả gì nghiêm trọng nếu mẹ biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Nếu lo lắng, mẹ hoàn toàn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu