Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng nếu không can thiệp và chữa trị đúng cách. Ngoài ra tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc dù cảm nhẹ hay nặng như thế nào.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Mặc dù hầu hết các trường hợp cảm cúm 3 tháng cuối hoặc các thời điểm khác trong thai kỳ đều không gây ra vấn đề gì cho thai nhi, nhưng bệnh cúm cần được coi trọng hơn. Phụ nữ mang thai dễ gặp các triệu chứng và biến chứng nặng do cảm cúm vì phổi, tim và hệ miễn dịch của họ thay đổi trong thai kỳ.
Một số bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối cũng có thể bị viêm phế quản, sau đó biến chứng thành viêm phổi. Tuy nhiên, nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh cúm khi mang thai mặc dù rất hiếm có thể kể đến như:
- Sốc nhiễm trùng
- Viêm màng não
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có thể gián tiếp gây hại cho con trong bụng vì nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hay nhẹ cân khi sinh sẽ tăng cao.
Có nên uống thuốc khi bị cúm?
Nhìn chung, việc uống thuốc trong thời gian mang thai cần phải cẩn trọng và lúc nào cũng cần chỉ định/lời khuyên của bác sĩ. Đặc biệt, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, dù chỉ là cảm cúm.
Một số loại như dầu gió; tinh dầu bạc hà xoa lên ngực, thái dương và dưới mũi; miếng dán mũi giúp mở đường thở bị tắc nghẽn do nghẹt mũi; kẹo ngâm;…thì có thể xem là an toàn để bổ trợ, giúp mẹ thoải mái hơn khi bị cảm. Tuy nhiên, vì an toàn cùa 2 mẹ con, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ mẹ nhé.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bà bầu bị cảm cúm khi mang thai
- Nghỉ ngơi thật nhiều.
- Bổ sung cho cơ thể đủ và nhiều chất lỏng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm, nếu bị đau họng hoặc ho.
Nếu các triệu chứng của cảm cúm xấu đi, thai phụ có thể thử:
- Dùng thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt nước muối để làm lỏng chất nhầy trong mũi và làm dịu mô mũi bị viêm.
- Sử dụng máy xông hơi để hít thở không khí ấm. Việc này giúp tạo ẩm nhằm nới lỏng tắc nghẽn. Mẹ hoàn toàn có thể tận dụng máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng tại nhà hoặc thậm chí là dưới vòi sen với nước nóng.
- Ăn soup hay cháo hoặc các món nước dùng khi còn nóng giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi.
- Thêm mật ong hoặc chanh vào một tách trà ấm để giảm đau họng
- Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang
Làm thế nào để phòng ngừa rủi ro bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối?
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi và một trong những thay đổi đó có thể khiến hệ thống miễn dịch kém hơn. Hệ thống miễn dịch yếu hơn một phần là giúp cơ thể phụ nữ tiếp nhận thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các bà bầu dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.
Do đó, hãy nâng cao ý thức để tự bản thân tránh các rủi ro bị cảm cúm 3 tháng cuối – thời điểm “nước rút” để gặp con.
Những việc thai phụ có thể làm để bảo vệ bản thân như:
- Rửa tay thường xuyên
- Ngủ đủ giấc
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tránh tiếp xúc gần gũi với gia đình hoặc bạn bè bị bệnh cảm cúm
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm/tránh căng thẳng
Khi nào tình trạng cảm cúm được xem là nguy hiểm?
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối hãy tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng sau:
- Chóng mặt, có xu hướng muốn ngất
- Khó thở
- Đau ngực hoặc cảm thấy đau nhói ngực
- Chảy máu âm đạo
- Cảm giác hơi lú lẩn
- Nôn mửa dữ dội
- Sốt cao không giảm
- Chuyển động của thai nhi ít hơn bình thường
Phụ nữ mang thai dù ở giai đoạn này nếu có các triệu chứng giống như cúm nên được điều trị ngay lập tức. Tránh cảm cúm gián tiếp giúp tăng cơ hội cho một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy quan tâm đến sức khoẻ của mình mẹ nhé.
Xem thêm:
- Mẹ có biết thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần các chất gì? Gợi ý thực đơn trong giai đoạn này
- Thai ngôi mông có sinh thường được không? Mẹ có thể xoay ngôi thai ngay tại nhà không?
- Mẹ ơi đừng lo lắng khi thai 28 tuần nặng 1300g, đó là điều HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG!
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!