Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu thì tốt mà không bị nóng?

Bất kỳ loại hoa quả hay thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng đều không tốt, quả sầu riêng cũng không phải ngoại lệ. Bà bầu ăn sầu riêng được không? Mẹ bầu ăn sầu riêng quá nhiều có thể làm lượng glucose làm bé tăng cân nhanh, gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu mẹ bầu không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì có thể ăn một lượng sầu riêng nhất định. Sầu riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu nếu bạn chú ý đến cách ăn phù hợp và khoa học.

  • Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
  • Bà bầu có nên ăn sầu riêng?
  • Mẹ bầu ăn sầu riêng thế nào để không ảnh hưởng tới thai nhi?
  • Một số loại hoa quả mẹ bầu nên tránh ăn để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng mẹ

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng được xếp vào loại trái cây bởi hàm lượng dinh dưỡng khá toàn diện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt quả sầu riêng chứa 33% vitamin B1, 17% vitamin B2, 24% vitamin B6, 24% vitamin C, các vitamin nhóm B khác và một lượng nhỏ vitamin A.

Ngoài ra loại hoa quả này còn có các khoáng chất phong phú như magie, kali, phospho, kẽm, sắt và canxi, cũng như protein, chất béo và chất xơ. Nhiệt lượng trong quả cũng rất cao tới 147 kcal. Ăn một quả sầu riêng có thể hấp thụ 1.000 kcal.

Mặc dù có mùi rất đặc trưng nhưng với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như trên thì sầu riêng vẫn là thứ quả yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn được sầu riêng không

Các cụ xưa kia thường "cấm" phụ nữ mang thai ăn sầu riêng do tính nóng đặc trưng. Nhưng với câu hỏi bà bầu ăn sầu riêng được không thì các chuyên gia dinh dưỡng ngày nay đều cho rằng phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn sầu riêng.

Sầu riêng là một loại trái cây mang tính nhiệt tương đối cao, từ đó nhiều mẹ bầu quan niệm khi mang thai không được phép ăn sầu riêng để đảm bảo sức khỏe. 

Trên thực tế, nếu mẹ bầu không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì hoàn toàn có thể một lượng sầu riêng nhất định. Trong sầu riêng có chứa rất nhiều chất chống vi khuẩn và ngăn ngừa các căn bệnh do nấm gây ra. Ngoài ra, sầu riêng còn cung cấp folate và vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ. Sầu riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu nếu bạn chú ý đến cách ăn phù hợp và khoa học.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lợi ích của quả sầu riêng đối với mẹ bầu 

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân - Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ: Táo bón đã không còn là triệu chứng xa lạ gì với các mẹ bầu. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng… Bên cạnh đó, táo bón còn gây tình trạng nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… nếu kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ cho mẹ bầu. Sầu riêng chứa nhiều chất xơ, cải thiện tình trạng táo bón của mẹ bầu, giúp mẹ bầu dễ dàng tiêu hóa và bài tiết.

Ngoài ra quả sầu riêng còn có nhiều lợi ích khác như:

  • Cung cấp cho mẹ bầu lượng vitamin C đáng kể. Từ đó giúp cơ thể mẹ bầu phát huy được sức đề kháng và hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
  • Giúp dạ dày mẹ bầu hoạt động hiệu quả do sầu riêng có thành phần của thiamin, khiến mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn uống.
  • Bổ sung axit folic: Sầu riêng giàu axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu ăn khoảng 100g sầu riêng có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu axit folic mỗi ngày mà cơ thể cần.
  • Giàu khoáng chất: Bổ sung sắt, magie, .. các chất cần thiết để xây dựng tế bào hồng cầu cho mẹ bầu hạn chế được tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó đồng, mangan cũng rất có lợi cho những phụ nữ mang thai.
  • Giàu chất chống oxy hóa: Bên cạnh chất xơ và vitamin B, sầu riêng còn chứa kẽm, tryptophan và organo-sulfur có tác dụng chống oxy hóa. Đây là các chất bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.

Lợi ích của quả sầu riêng đối với mẹ bầu (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về chuyện mang thai ăn sầu riêng được không hay ăn sầu riêng gây sảy thai hay khiến da thai nhi bị xấu xí nhé. Mà điều quan trọng là mẹ nên biết ăn sầu riêng bao nhiêu là an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu ăn sầu riêng thế nào để không ảnh hưởng tới thai nhi

Bất kỳ loại hoa quả hay thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng đều không tốt, quả sầu riêng cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng quả sầu riêng cũng chứa rất nhiều đường và carbohydrate. Mẹ bầu ăn sầu riêng quá nhiều có thể làm lượng glucose trong máu tăng đột biến, làm bé tăng cân nhanh, gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Sầu riêng cũng có tính nóng nên có thể làm mất cân bằng âm dương của cơ thể, khiến mẹ bầu bị khô miệng, nổi mụn, táo bón...; đồng thời cũng gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.

Một số trường hợp mẹ bầu nên tránh ăn sầu riêng bao gồm:

  • Người bị thừa cân béo phì
  • Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc đã từng bị đái tháo đường ở lần mang thai trước
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
  • Gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường

Nếu mẹ không có các biến chứng thai kỳ nguy hiểm thì vẫn có thể ăn sầu riêng khi mang thai và chỉ nên ăn sầu riêng với hàm lượng 150g mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu

Một số loại hoa quả mẹ bầu nên tránh ăn để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng mẹ 

Hầu hết các loại trái cây đều chứa các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong khi mang thai. Tuy nhiên, trong số đó một số loại trái có thể gây ảnh hưởng đến mẹ, đặc biệt là thai nhi như sinh non, sảy thai.

Một số loại hoa quả mẹ bầu nên tránh ăn (Nguồn ảnh: istockphoto)

Ngoài việc chú ý đến cách ăn các loại hoa quả mang tính nóng như vải hoặc sầu riêng nói trên, mẹ bầu cũng cần chú ý kiêng một số loại hoa quả như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trái cây xanh

Nguyên nhân là do trong các loại hoa quả xanh có chứa nhiều nhựa mủ, chất có thể gây ra các cơn co tử cung, gây sinh non hoặc sảy thai.

Hoa quả đóng hộp

Trong quá trình mang thai, mẹ nên tránh sử dụng tất cả các thực phẩm đóng hộp vì chúng có chứa một lượng lớn chất bảo quản, có thể gây độc hại cho cả thai nhi và mẹ bầu.

Các loại quả trái mùa

Để cây ra hoa trái vụ, người trồng phải sử dụng rất nhiều thuốc kích thích, tăng trưởng, kể cả thuốc bảo vệ thực vật. Nếu ăn thường xuyên những loại quả này cũng sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm tới thai nhi.

Với câu hỏi bà bầu có nên ăn sầu riêng không thì là CÓ. Tuy nhiên, dù chọn ăn hay kiêng hoa quả nào đi chăng nữa thì mẹ bầu cũng đừng quên đảm bảo cho mình một chế độ dinh dưỡng đa dạng và khoa học, kết hợp với nghỉ ngơi điều độ để giúp bé phát triển tốt nhất cho đến ngày chào đời mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: Táo bón ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương