Làm gì để giữ an toàn dưới nước cho trẻ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hơn 2.000 trẻ bị đuối nước mỗi năm là con số không hề nhỏ. Vì thế, việc giáo dục kiến thức để giữ an toàn dưới nước cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ đuối nước cao nhất. Toàn quốc đã có nhiều chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em. Tuy nhiên, ba mẹ mới là “người thầy” dạy trẻ kiến thức giữ an toàn dưới nước sớm và cặn kẽ nhất.

Vậy ba mẹ nên hướng dẫn những kiến thức nào cho trẻ?

Không rời khỏi tầm quan sát của người lớn  

Khi đưa trẻ đi bơi tại hồ, khu du lịch… ba mẹ nên dặn trẻ chơi xung quanh mình. Nếu không, vị trí bé chơi cũng phải nằm trong tầm kiểm soát của nhân viên cứu hộ. Đến các nơi có sông, biển, suối, hồ, ba mẹ nên để mắt khi trẻ ở gần hay dưới nước. Ba mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen xin phép khi muốn đến gần hay xuống nước.

Trẻ phải luôn nằm trong tầm quan sát của người lớn

Yêu cầu trẻ luôn mặc áo phao

Ba mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ mặc áo phao khi xuống nước. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hướng dẫn trẻ mặc áo phao thế nào là đúng cách. Trước khi mặc, bạn hãy dạy trẻ cách sử dụng áo phao. Đầu tiên bé cần kiểm tra áo phao. Tiếp đó mở khóa áo phao trước ngực, nới rộng dây choàng qua đùi… Sau đó, mặc áo phao vào người, ấn khóa. Cuối cùng là điều chỉnh dây choàng qua đùi sao cho thoải mái nhất. Ba mẹ cũng đừng quên nhắn trẻ trong áo phao có còi. Trẻ có thể thổi còi này khi gặp sự cố dưới nước.

Học các kỹ năng sinh tồn dưới nước

  • Hiểu về chuẩn bơi để sống sót bao gồm những kỹ năng bơi tối thiểu. Trẻ “sống sót” nếu lỡ rơi xuống nước khi biết lặn xuống sâu, đứng nước và bơi 50m.
  • Kỹ năng trước tiên là xuống nước. Để tránh rủi ro, khi xuống nước, trẻ nên men theo mép nước, thành hồ hay từng bậc thang.
  • Tín hiệu báo khi gặp nguy là một tay giơ cao trên đầu và kêu cứu.
  • Ba mẹ nên dạy cho trẻ kỹ thuật đứng nước nếu trẻ có thể kết hợp di chuyển thì càng tốt. Kỹ năng đứng nước càng tốt, khả năng sống sót của trẻ khi gặp sự cố dưới nước càng cao.
  • Quan trọng hơn cả, ba mẹ nên tác động đến trẻ rằng: “bình tĩnh thì nổi, hoảng loạn thì chìm”. Khi tâm lý trẻ được chuẩn bị tốt, gặp sự cố, trẻ sẽ bình tĩnh tìm cách đối phó

Bố mẹ cần giúp con ghi nhớ những điều quan trọng mỗi khi đi bơi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quan sát điều kiện thời tiết

Thông thường, ngay cả bậc cha mẹ cũng thường bỏ qua hoặc xem thường bước quan sát này trước khi xuống nước. Thời tiết tác động khá lớn đến tình trạng sức khỏe của con người khi đi bơi. Ba mẹ không nên cho trẻ xuống nước khi trời quá nóng, dễ gặp tình trạng sốc nhiệt. Khi trẻ đang đổ nhiều mô hôi cũng không được xuống nước. Nếu không, nước thấm vào cơ thể khiến trẻ bị cảm nắng và nhiều bệnh khác.

Ba mẹ cũng nên cân nhắc việc có nên cho trẻ xuống nước khi thời tiết đang lạnh. Bởi vì lúc này, cơ thể sẽ mất nhiệt nhanh hơn. Nhiệt độ nước càng thấp, thân nhiệt càng giảm. Cơ thể bắt đầu có hiện tượng chóng mặt, ù tai, tay chân tê cóng, khó cử động. Vì thế, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, ba mẹ không nên cho trẻ xuống nước.

Hiểu rõ điều kiện nước

Ba mẹ cần quan sát và tìm hiểu điều kiện của vùng nước sắp cho trẻ xuống. Ví như khi đi biển, ba mẹ nên tìm hiểu độ thoải của nền biển. Đặc biệt là dòng nước rút xa bờ thường thấy ở biển. Dòng nước rút xa bờ chảy từ bờ ra biển, vận tốc từ 0.5 đến 1m/giây, có khi đến 2.5m/giây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay cả người lớn cũng hiếm ai có thể bơi ngược được dòng chảy này, huống gì trẻ. Nếu là đi tới khu vực sông suối, phụ huynh nên để tâm đến dòng chảy của sông. Khu vực bồi lở của bờ sông. Nếu tới ao hồ, ba mẹ nên để ý đến vùng nước gợn sóng vì mực nước rất sâu.

Vùng nước xa bờ biển tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho trẻ em và cả người lớn

Dạy trẻ xử trí trong trường hợp khẩn cấp

Ba mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách xử trí khi gặp người đuối nước. Nếu trẻ đã hiểu biết, ba mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sơ cứu người đuối nước. Khi gặp nạn nhân đuối nước, ba mẹ dạy trẻ tìm cây, vật có thể nổi trên nước hướng hoặc ném cho nạn nhân. Vừa thực hiện, trẻ vừa kêu lớn để thu hút sự chú ý của người chung quanh. Nếu biết sơ cứu, trẻ có thể hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nếu nạn nhân được đưa lên bờ.

Cuối cùng, ba mẹ nên cho trẻ học thuộc số điện thoại của trung tâm cấp cứu. Trẻ có thể gọi hoặc nhờ người gọi khi gặp những trường hợp khẩn cấp như thế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Tập bơi cho trẻ sơ sinh - Bản năng đầu đời mẹ đã "đánh thức" cho con?

Gợi ý ba mẹ top trường dạy bơi cho con ở TPHCM

Chết đuối trên cạn - thuật ngữ bố mẹ nào cho con đi bơi đều phải biết!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hòa Đặng