Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu? Từ lâu mọi người đã truyền tai nhau rằng chị em mang thai không nên ăn rau ngót. Thực hư câu chuyện này thế nào? Liệu bà bầu có nên ăn rau ngót?

Thành phần của rau ngót

Rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Cây rau ngót dễ trồng, dễ sống, sinh trưởng nhanh và đặc biệt ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn. Lá rau ngót có thể nấu canh với thịt, xương, hay tôm/ngao/hến cũng đều ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, lại thêm tác dụng giải nhiệt.

Về giá trị dinh dưỡng, trong mỗi 100g rau ngót có chứa:

  • Canxi: 169mg
  • Sắt: 2,7mg
  • Magie: 123mg
  • Phospho: 65mg
  • Kali: 457mg
  • Natri: 25mg
  • Kẽm: 0,94mg
  • Mangan: 2.400mg
  • Năng lượng: 35kcal
  • Protein: 5,3g
  • Glucid, Cellulo
  • Vitamin C: 185mg, vitamin A: 650μg…

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa, cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn lợi tiểu, thông huyết.

Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu?

Rau ngót rất thông dụng trong bữa cơm người Việt và nó cũng là thực phẩm rất nhiều tác dụng cho cơ thể. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể ăn được loại rau này, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Trong rau ngót có chứa papaverin gây có thắt cơ trơn tử cung khiến chị em dễ sảy thai. Đây là lý do tại sao phụ nữ sau khi sinh được khuyên nên ăn nhiều rau ngót để kích thích co thắt cơ tử cung, giúp nhanh tống hết sản dịch ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn rau ngót sau khi sinh có thể giúp ích cho chị em, nhưng ăn loại rau này trong lúc mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn, do đó chị em không nên ăn rau ngót khi mang thai, đặc biệt là trong tháng đầu thai kỳ khi thai nhi mới hình thành và chưa bám chắc vào tử cung.

Bầu mấy tháng thì ăn được rau ngót?

Mặc dù chị em được khuyến cáo không nên ăn rau ngót khi mang thai, việc ăn 1 lượng nhỏ rau ngót trong thai kỳ trên thực tế cũng không ảnh hưởng gì đến thai phụ và em bé.

Rất nhiều chị em mang thai thỉnh thoảng vẫn ăn rau ngót (rau đã nấu chín, không phải nước rau ngót giã sống).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, thể trạng của mỗi thai phụ là khác nhau. Những chị em có tiền sử sảy thai, đẻ non, khó thụ thai, thai thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là uống nước rau ngót sống vì nước rau ngót sống làm nguy cơ sảy thai tăng lên rất cao.

Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót và các món chế biến từ rau này nhưng, phải chọn rau sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc. Chị em cần nhớ không nên ăn nhiều rau ngót hay thường xuyên ăn loại rau này trong thai kỳ.

Bên cạnh rau ngót, phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn 1 số loại thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai như ngải cứu, đu đủ xanh, rau sam, mướp đắng, rau răm, khoai tây mọc mầm, nhãn, dứa…

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi