Giải đáp thắc mắc của chị em: Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Những dấu hiệu mang thai sớm nhất là gì? Chị em nên làm gì khi thấy các dấu hiệu này?

Ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai?

Khi có thai, 2 loại hormone trong cơ thể người phụ nữ là progesterone và estrogen tăng cao. Cơ thể bắt đầu đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng em bé. Nó cũng yêu cầu một số vitamin và chất đặc biệt nào đó. Từ đó, nảy sinh ra cảm giác thèm ăn. Các món chị em thèm thuồng cũng vô cùng đa dạng. Đó có thể là món bạn chưa bao giờ thích, nhưng cũng có thể là những món ăn quá quen thuộc. Bạn cũng đừng lo lắng khi mình thèm ăn quá nhiều. Thông thường triệu chứng này sẽ biến mất khi sinh em bé.

Nói chung, thèm ăn và ăn nhiều có thể là dấu hiệu của việc mang thai sớm. Tuy nhiên, triệu chứng này ở mỗi mẹ lại khác nhau.

Ăn nhiều khi mang thai có sao không?

Thèm ăn tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Những món bạn thèm ăn thường là những chất mà cơ thể còn thiếu. Do đó, cơ thể mới phát đi tính hiệu “đòi ăn”. Khi đủ các chất bổ nuôi thai nhi phát triển, tình trạng này sẽ giảm bớt.

Tuy nhiên, chị em cũng không nên ăn quá nhiều và thiếu kiềm chế. Do đó, ngoài những cơn thèm “dữ dội”, ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho em bé. Hãy ăn nhiều các loại trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin cho cơ thể. Bạn cũng nên kết hợp với việc uống nhiều nước và vận động hợp lý.

Ngoài ra, bạn nên tránh xa những loại thức ăn nhanh, quá nhiều dầu mỡ và thức ăn còn sống.

Các dấu hiệu mang thai sớm?

Việc thèm ăn và ăn nhiều cũng không đảm bảo bạn đã có thai. Bạn có thể dò một số dấu hiệu dưới đây để dự đoán việc mang thai

Ra máu và đau bụng

Ra đốm máu là khi chảy máu li ti, phát hiện được khi lau bằng giấy, có thể có màu đỏ, hồng, hoặc nâu. Màu sắc gốm máu này thường nhạt màu hơn so với máu kinh. Một số chị em còn có thể đau bụng dưới như đau bụng kinh nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Đây là dấu hiệu sớm để nhận biết bạn đã thụ thai thành công.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mất kinh

Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG. Theo đó, kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều thì dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng chung của những chị em khi có thai. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao. Nó khiến cơ thể có thể cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ.

Lúc này, cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều, ăn các thức ăn giàu protein và sắt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ốm nghén

Ốm nghén thường bắt đầu vào giai đoạn đầu của mang thai. Chúng thường giảm hoặc hết ở tuần thứ 13 hoặc 14. Tuy nhiên, có người bị nhưng cũng có số ít người không gặp triệu chứng này.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén hiện chưa rõ, nhưng rất có thể là do thay đổi nội tiết tố. Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng hay xuất hiện vào buổi sáng.

Ngực thay đổi

Nếu tinh ý, từ giai đoạn đầu thụ thai thành công, chị em đã nhận ra những thay đổi ở bầu ngực. Nội tiết tố thay đổi nhanh, vú thai phụ to lên, mềm, cảm giác căng đầy. Chị em còn có thể đau hoặc ngứa trong 1 tới 2 tuần. Quầng vú cũng trở nên sậm màu hơn.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Khi mang thai, lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn. Do đó, thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón

Trong khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao. Nó khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy bụng và táo bón.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt cao hơn bình thường tuy có thể gặp khi lao động, thể dục thể thao, thời tiết nóng...

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm.

Thay đổi cảm xúc

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ. Chị em có thể thấy nhạy cảm hơn, thậm chí có thể trầm cảm, lo âu, hưng cảm, nóng giận... Đây là hiện tượng thường thấy.

Tăng nhịp tim

Vào khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10 sau thụ thai, tim thai phụ bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp. Điều này khá phổ biến ở các thai phụ do sự thay đổi nội tiết tố gây ra, tuy nhiên cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn giữa sinh lý mang thai và bệnh lý thực sự.

Đau đầu, đau lưng

Rất nhiều thai phụ cho biết họ xuất hiện đau đầu hoặc đau lưng nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chóng mặt và ngất

Dưới sự thay đổi của nội tiết tố, các mạch máu giãn ra khiến huyết áp hạ xuống làm cho thai phụ cảm thấy chóng mặt, thậm chí bị ngất.

Hy vọng chị em đã trả lời được câu hỏi ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Ngoài việc dò các dấu hiệu mang thai sớm trên, hãy sử dụng que thử thai và chủ động đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất chị em nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Momaya