Các món ăn dặm cho bé hoàn toàn có thể được mẹ tự chuẩn bị tại nhà 1 cách đơn giản và nhanh gọn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 số dụng cụ cần thiết, chú ý đến cách chế biến và kết hợp thức ăn là bé sẽ có ngay những bữa ăn dặm thơm ngon. Mời các mẹ cùng đọc các nội dung sau:
- Có nên tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé?
- Mẹ cần chuẩn bị những gì?
- Nguyên tắc chế biến đồ ăn dặm cho bé
- Gợi ý thực phẩm cho bé ăn dặm
Có nên tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé?
Trong xã hội mà chúng ta có quá ít thời gian và có quá nhiều thứ muốn làm, bạn có thể nghĩ rằng bạn không có thời gian. Và nấu ăn cho con nghĩa là bạn lại thêm một việc phải làm vào danh sách công việc nhà dài vô tận của mình. Nhưng bạn có biết:
- Có một số loại trái cây và rau quả có thể được nghiền và trộn với sữa mẹ, sữa bột hay nước và đông lạnh trong phần ăn cá nhân cho các bữa ăn trên đường đi hoặc đi du lịch
- Hầu hết các loại thực phẩm cho bé có thể được chuẩn bị trong khi bạn đang chuẩn bị bữa ăn tối cho phần còn lại của gia đình.
- Phần lớn những gì bạn ăn đều có thể làm thức ăn cho bé nên không cần phải quá cầu kỳ
Bạn có thể chưa biết:
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Việc mẹ tự chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé không chỉ thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho thiên thần nhỏ, là niềm hạnh phúc nho nhỏ của mẹ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ:
- Mẹ có thể chủ động kiểm soát thành phần thực phẩm, lượng ăn cho bé
- Đồ ăn dặm chuẩn bị tại nhà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tươi ngon hơn thực phẩm mua sẵn, không có chất bảo quản, phụ gia hóa học
- Bé được nếm đa dạng mùi vị thay vì những bát cháo, bột nấu sẵn tiện dụng
- Không cần chuẩn bị với số lượng lớn, mẹ cũng không cần mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị.
Cần chuẩn bị gì trước khi nấu các món ăn dặm cho bé?
- Để chế biến thức ăn dặm cho bé, một số dụng cụ cần thiết là một cái máy xay, máy nghiền thực phẩm, lò vi sóng và/hoặc bếp để nấu ăn và hấp rau, trái cây và ngũ cốc, đồ dùng nấu ăn cơ bản và thậm chí có một cái chày nhỏ, khay nước đá lạnh nhỏ và lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy để phân phối và lưu trữ thức ăn thừa
- Trong thời gian đầu, cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm chủ yếu là hấp hoặc nấu mềm, nghiền nhừ hoặc trộn để giúp bé thưởng thức nhiều mùi vị cũng như kết cấu của nhiều loại thực phẩm khác nhau
- Sử dụng phương pháp hấp là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng thực phẩm cao nhất
- Sử dụng sạch sẽ, khử trùng các đồ dùng, dụng cụ để làm thức ăn cho trẻ.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày để con hấp thu tốt nhất và phát triển khỏe mạnh?
Cẩm nang ăn dặm: khi nào có thể nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ?
Nguyên tắc chế biến các món ăn dặm cho bé
- Trái cây phải được gọt và lấy hết hạt ra
- Không sử dụng đường hoặc bất kỳ hình thức chất ngọt nhân tạo trong thực phẩm của bé
- Không bao giờ sử dụng mật ong để làm ngọt thức ăn cho trẻ trước 1 tuổi
- Muối, bơ và gia vị khác phải được loại trừ khỏi chế độ ăn uống của bé cho đến khi có thể tiêu thụ các loại thực phẩm bình thường, thông dụng
- Không cho trẻ em dưới 1 tuổi ăn trứng với lòng đào. Cho ăn trứng chiên đánh vào khoảng 8-10 tháng tuổi. Cần theo dõi các dấu hiệu dị ứng
- Hầu hết bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên tiết chế và không nên cho ăn bơ đậu phộng trước khi lên 3 do sự nguy hiểm của các phản ứng dị ứng với các loại hạt, một trong số đó có thể gây tử vong
- Sữa bò nên tránh trong năm đầu tiên
- Cách nấu đồ ăn dặm cho bé là không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 loại thức ăn mới tại một thời điểm; chờ 3 – 4 ngày trước khi giới thiệu món khác. Điều này cho phép bạn xác định các nguyên nhân gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc các thức ăn gây ra các vấn đề dạ dày hoặc tiêu hóa
- Giới thiệu các loại thịt phù hợp với số tháng tuổi của bé
- Đừng làm mềm và pha trộn trái cây với nước ép trái cây, dẫn đến hàm lượng đường cao và sâu răng.
Gợi ý thực phẩm cho trẻ
- Quả bơ là thực phẩm tuyệt vời để làm những món ăn dặm cho bé. Nó là dễ dàng nghiền, đóng gói và có đầy đủ các chất dinh dưỡng và các bé đa số thích và ăn rất ngon
- Lê và táo. Có thể hấp hay nấu mềm rồi nghiền nhuyễn cho bé ăn
- Đậu xanh và đậu Hà Lan nên hấp và xay nhuyễn với một lượng nhỏ nước hoặc sữa mẹ/sữa bột. (Lưu ý: Thực phẩm xay nhuyễn với sữa hoặc sữa bột không nên lưu trữ hơn 24-48 giờ)
- Đào và mận nên được hấp hoặc microwave trước khi chế biến
- Các loại đậu nên được nấu chín kỹ và xay nhuyễn với một lượng nhỏ nước. Bạn có thể kết hợp với một số lượng nhỏ pho mai tiệt trùng
- Chuối nên chín hoàn toàn trước khi cho ăn
- Bột yến mạch khô có thể được pha trộn với sữa hoặc sữa bột và một lượng nhỏ trái cây hoặc nấu các loại cháo cho bé
- Bí ngô là một kho vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác. Bạn có thể mua bí ngô đã được xay nhuyễn mà không cần chất bảo quản.
Xem thêm
- Bí quyết làm Ruốc cá hồi vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại tiện lợi cho bé ăn dặm
- Hướng dẫn mẹ làm nước dùng Dashi bổ dưỡng cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Chi tiết bảng hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 5-12 tháng tuổi
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!