Hãy dừng trữ đông sữa mẹ theo những cách này nếu không muốn con bị nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trữ đông sữa mẹ có thể nói là một cứu cánh đối với các mẹ bỉm khi hết thời gian nghỉ thai sản phải quay lại làm việc không có điều kiện cho con bú trực tiếp thường xuyên. Ngoài việc thuận tiện cho bé bú ngay khi mẹ không ở gần bé, việc hút sữa trữ đông còn góp phần kích thích tiết sữa giúp mẹ tăng lượng sữa nhiều hơn. Bên cạnh những ưu điểm, trữ đông sữa mẹ có thể gây tổn hại đến sức khỏe của con nếu mẹ không nắm được cách bảo quản sữa mẹ vắt ra.

Dưới đây là 8 lỗi mà các mẹ thường mắc phải khi trữ đông sữa mẹ, tưởng chừng là những việc nhỏ nhặt nhưng lại là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến việc chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Để không biến việc làm có lợi cho con thành nguyên nhân nguy hại đến sức khỏe của con, các mẹ nên tìm hiểu kỹ cách thức trước khi thực hiện:

  • Thời gian trữ sữa không đúng
  • Trữ sữa mẹ trong khay đá tạo thành viên
  • Tiết kiệm túi trữ sữa
  • Không sử dụng ngăn riêng khi trữ trong tủ lạnh
  • Rã đông và hâm sữa không đúng cách
  • Cho bé sử dụng lại sữa thừa
  • Mẹ không vệ sinh tay trước khi hút sữa
  • Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

1. Thời gian trữ sữa không đúng

Tâm lý của các mẹ sau sinh là phải cố gắng hút được thật nhiều sữa cho bé ăn nhiều nhất có thể, phòng trường hợp phải đi làm trở lại hoặc những lúc đi vắng.

Mẹ có thể quan tâm:

Vắt sữa mẹ và bảo quản thế nào để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa?

Làm sao để rã đông và bảo quản sữa đúng cách?

Tuy vậy, khi mang sữa đi trữ đông, nhiều mẹ quên mất quy tắc cơ bản là phải ghi chú ngày tháng và sắp xếp sữa trữ đông theo thứ tự từ mới đến cũ. Điều này dẫn đến thói quen, mở tủ ra lấy sữa cho con ăn thì chỉ tiện tay với túi gần nhất. Do đó, các túi sữa bên trong cùng thường để lâu dễ bị hỏng và hầu như không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần nhớ: Luôn ghi lại ngày tháng hút sữa và trữ sữa. Còn việc trữ đông túi sữa đó được bâu lâu sẽ phụ thuộc vào cách trữ sữa của mẹ.

Cần trữ đông sữa đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé

2. Trữ sữa mẹ trong khay đá tạo thành viên

Đây là ý tưởng sáng tạo của một số mẹ muốn tận dụng lượng sữa hút ra quá nhiều, dùng cho bé ngậm những lúc sưng lợi mọc răng. Mặc dù vậy, cách làm này lại khiến sữa mẹ dễ bị vi khuẩn tấn công nhất, có thể khiến bé bị tiêu chảy nghiêm trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần trữ đông sữa mẹ đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé

3. Tiết kiệm túi trữ sữa

Đổ sữa tràn cả lên miệng túi sẽ mang lại những nguy hiểm ngầm mà mẹ không ngờ tới. Khi đem trữ đông sữa theo cách này, sữa đông đá sẽ phình ra khiến túi sữa dễ bị nứt, rách, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

Mẹ cần nhớ: Chọn loại túi sữa có uy tín, chất lượng. Chỉ đổ sữa trữ với lượng vừa phải theo lượng ăn của con. Như thế mỗi lần rã đông sữa không bị lãng phí và lo lắng về chuyện sữa còn tươi mới hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần trữ đông sữa mẹ đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé

4. Không sử dụng ngăn riêng khi trữ trong tủ lạnh

Sữa không được trữ đông riêng biệt, nằm lẫn lộn với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là thịt sống sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng len lỏi vào sữa. Đây là nguy cơ lớn nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Mẹ cần chú ý: Sử dụng ngăn riêng hoặc tủ trữ đông sữa mẹ. Chỉ để sữa trong ngăn đông lạnh, không nên trữ đông sữa ở cả bên cánh tủ.

5. Rã đông và hâm sữa không đúng cách

Vẫn có nhiều mẹ vì lý do nhanh, gọn mà chọn rã đông sữa bằng lò vi sóng. Điều này vừa khiến sữa bị mất chất mà còn có thể khiến bé bị bỏng do sữa hâm quá nóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần chú ý: Cách trữ đông sữa mẹ cho bé là lấy sữa để xuống ngăn mát từ đêm trước hôm cho bé ăn. 30 phút trước khi ăn thì đổ sữa vào bình và để vào một bát nước ấm tầm 50-55 độ C. Sữa cần đạt nhiệt độ 37-40 độ cho bé ăn là tốt nhất.

6. Cho bé sử dụng lại sữa thừa

Đừng vì tiếc của mà đem cất lại sữa đã được rã đông. Sữa ăn không hết, chỉ sau 30 phút hầu như đã không còn giá trị dinh dưỡng đối với bé mà còn dễ bị nhiễm khuẩn, có thể khiến trẻ tiêu chảy.

Mẹ cần chú ý: Nếu bé ăn không hết sữa đã rã đông thì tốt nhất là đem đổ đi.

Cần trữ đông sữa mẹ đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Mẹ không vệ sinh tay trước khi hút sữa

Dù là ngày hay đêm, trước khi bắt tay vào công cuộc hút sữa, mẹ đừng quên rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị dụng cụ hút sữa đã được diệt khuẩn, khô ráo.

Những điều này sẽ là cách tốt nhất để bé có được một nguồn sữa mẹ trữ đông an toàn, sạch ngon và dinh dưỡng.

Mẹ có thể quan tâm:

Đâu là cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn giữ nguyên dưỡng chất?

Hướng dẫn chi tiết cách BẢO QUẢN VÀ TRỮ ĐÔNG SỮA MẸ chuẩn khoa học

8. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Sữa mẹ chỉ có thể bảo quản được tốt nhất nếu mẹ điều chỉnh nhiệt độ tủ đúng cách. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cần phải tuân thủ nguyên tắc là 4 độ C cho cả tủ và tủ đông luôn duy trì ít nhất là -15 độ C. Điều quan trọng nhất là nguồn nhiệt độ này cần luôn ổn định.

Có rất nhiều quy tắc về trữ đông sữa mẹ. Việc tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn trữ đông sữa và tránh xa 8 thói quen sai lầm phổ biến như trên sẽ giúp bé có được nguồn sữa mẹ an toàn và dinh dưỡng nhất.

Theo theAsianparent Thái Lan

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương