Đừng ép trẻ làm những điều này nếu không muốn phản tác dụng, làm bé trở nên lì lợm và khó bảo hơn: bắt bé ăn/uống sữa thật nhiều, ép trẻ phải xin lỗi trước khi con sẵn sàng…
Trẻ con rất nhạy cảm, ép buộc bé làm những điều con không thích và thấy không thoải mái, lâu ngày sẽ gây phản tác dụng. Dưới đây là 1 số điều ba mẹ nên tránh ép buộc trẻ làm hằng ngày:
- Thể hiện tình cảm, ôm/hôn người thân
- Xin lỗi trước khi con sẵn sàng
- Ép con đọc sách
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa
- Ép trẻ ăn
- Bắt con chia sẻ
Không bao giờ ép trẻ thể hiện tình cảm ôm/hôn đối với người thân
Thúc giục con để ôm/hôn nhau, ngồi trên đùi hoặc tham gia vào các hình thức tiếp xúc vật lý với thân nhân trái với ý muốn của con có thể dạy cho con dần chấp nhận phạm vi không gian thân mật của mình, làm cho con dễ bị lạm dụng tình dục và bị bối rối trong cư xử. Hãy tôn trọng cơ thể của con bạn. Nếu con không đồng ý, thì hãy từ chối việc thể hiện tình cảm ôm/hôn dù với bất kỳ ai, để con phân biệt khi con không đồng ý mà có sự tấn công, ép buộc là sự vi phạm quyền bảo vệ thân thể của mình, và có các hành động kịp thời để bảo vệ mình.
Xem thêm
Giáo dục sớm cho trẻ – Liệu có nên chăng? Chia sẻ kinh nghiệm từ mẹ Ngân JP
Thay vì ép buộc con ôm/hôn thì chúng ta có thể khuyến khích con bắt tay, đập tay. Điều này là một bài học trong ranh giới cho cả trẻ em và người lớn.
Ép trẻ phải xin lỗi trước khi con đã sẵn sàng
Ép buộc con xin lỗi khi con chưa sẵn sàng hay hiểu ra vấn đề chỉ làm con tức giận, xấu hổ và trở nên lì lợm hơn. Đừng ép trẻ làm những điều này chỉ vì ba mẹ muốn mà không chú ý đến cảm xúc của trẻ. Điều quan trọng khi nói “xin lỗi” là một sự khích lệ để nói về các vấn đề không hợp lý, hay sai trái.
Thay vì nói ngay lời xin lỗi thì đầu tiên hãy để con trẻ xác định những gì con đã làm sai. Cho con thời gian để dịu lại và nhận ra lỗi của mình, và tự nguyện nói lời xin lỗi. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc sửa chữa và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Cho phép con học cách xin lỗi, cách nhận biết vấn đề, và cách sửa sai từ lời nói trước.
Không bao giờ ép con bạn đọc sách
Hầu hết các bậc cha mẹ ai cũng thích con mình thông minh, đọc nhiều sách, nhưng việc ép buộc dẫn đến cưỡng bức đọc sách sẽ tước mất niềm vui đọc sách của con. Con bị ép buộc đọc nên con sẽ không hiểu hay từ chối hiểu lợi ích cũng như niềm vui của việc đọc sách. Thay vào đó hãy đọc to để thu hút sự yêu thích của con, để có được sự tập trung, hứng thú về những cuốn sách.
Có nên ép trẻ học sớm hay đọc sách sớm? Theo nghiên cứu, động lực đọc sẽ giảm theo độ tuổi tuy nhiên không nên vì thế mà ép trẻ. Hãy xây dựng cho con thói quen đọc sách từ sớm. Con sẽ bắt chước làm như bạn, bạn đọc con sẽ đọc. Nếu bạn muốn để thấm nhuần thói quen đọc sách, hãy để con thấy bạn đọc. Để bắt đầu, để con tiếp cận với các sách có nhiều hình ảnh, cho con giúp bạn với các danh sách shopping hoặc chơi các trò chơi gia đình… các vấn đề này đều liên quan và củng cố đến việc đọc và viết sau này của con.
Không bao giờ ép trẻ vào các hoạt động ngoại khóa bất kể chúng ta thấy tốt như thế nào
Nhiều cha mẹ muốn sống gián tiếp thông qua con cái họ. Vô tình, họ sẽ là gánh nặng cho con với những ước mơ chưa thực hiện của riêng mình. Điều này có thể dẫn đến sự lo lắng và cuối cùng một xu hướng bỏ đi hết các cam kết với cha mẹ trước đó.
Thay vì ép buộc như thế, hãy lựa chọn hoạt động mà con muốn thử, con thích. Tất cả trẻ em không giống nhau. Một số có thể bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật trong khi một số có thể nổi trội trong thể thao. Các cuộc đi chơi, hay các trò chơi cũng rất quan trọng để xây dựng vòng tròn xã hội cho con, tăng cường liên kết xã hội cũng như các kỹ năng nhận thức và tăng cường sức khỏe thể chất.
Không nên ép trẻ ăn
Có nên ép trẻ ăn hay uống sữa? Đừng ép trẻ làm những điều này nếu không muốn con bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực về lâu dài. Trẻ em bị ép ăn sẽ cảm thấy mất kiểm soát và bất lực. Họ cũng có xu hướng phát triển kén ăn. Có rất nhiều lý do để ăn ngoài việc ăn để lớn, ăn vì sức khỏe, ăn còn để khám phá mùi vị, các thành phần thức ăn, kết cấu món ăn, sự thèm ăn và niềm vui trong ăn uống.
Xem thêm
5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác
Thay vì ép trẻ ăn quá nhiều, hãy tạo hoàn cảnh thuận lợi cho con để ăn uống tốt nhất. Con có nhiều khả năng tiêu thụ các thực phẩm khi nhìn thấy cha mẹ ăn, chứ không phải chỉ quanh quẩn những món ăn của con. Ăn uống một cách vui vẻ cũng góp phần cho sự mạnh khỏe và lành mạnh trong ăn uống của trẻ.
Không nên ép trẻ phải chia sẻ
Tất nhiên, ai trong chúng ta đều con em chúng ta chia sẻ, rộng rãi với các bạn nhỏ. Tuy nhiên, buộc một đứa trẻ bỏ đồ chơi yêu thích của mình cho một người khác là một việc làm quá nhiều cho một đứa trẻ. Và chỉ làm đứa trẻ trở nên giữ khăng khăng món đồ mình hơn vì khả năng sợ bị mất, dẫn đến sợ bị chia sẻ.
Hãy tập trung vào việc chia sẻ cảm thông của bậc cha mẹ đến con thay vì chia sẻ ép buộc. Các chính sách không chia sẻ thay vào đó họ sử dụng phương pháp “chờ đến lượt” trong nhiều trường mầm non quốc tế là nhằm mục đích nuôi dạy bé kiểm soát ham muốn của mình để đợi đến lượt mình khi đứa trẻ khác chơi xong.
Kết
Trẻ em như tờ giấy trắng, tính cách và thói quen của bé phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy dỗ, cư xử của người lớn xung quanh, nhất là cha mẹ. Những hành động quen thuộc hằng ngày của cha mẹ như ép bé ăn, cho bé đi ăn rong, chiều theo ý thích của trẻ hay ép trẻ sống theo ý thích của ba mẹ sẽ là những lưỡi dao làm tổn thương tinh thần của trẻ nhỏ, về lâu dài có thể gây phản tác dụng, làm trẻ có cái nhìn tiêu cực và lệch lạc về mệnh lệnh hay lời nói của cha mẹ, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả thể chất và tâm hồn của bé. Hãy luôn sáng suốt và dạy dỗ con với tất cả tình yêu thương chứ không phải là những yêu cầu ép buộc ba mẹ nhé.
Xem thêm
- Dạy con biết yêu thương em – Nhiệm vụ sống còn cho các mẹ sắp sinh thêm bé
- 8 chiến lược nuôi dạy con ngoan để tránh trở thành một đứa trẻ hư
- Phương pháp dạy con ngoan, kỷ luật kiểu Nhật áp dụng với bé 0-12 tháng tuổi
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!