Bạn thuộc về kiểu bố mẹ nào trong 4 phong cách nuôi con phổ biến dưới đây? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đây là yếu tố quan trọng để quyết định tính cách và vận mệnh của trẻ sau này.
4 kiểu bố mẹ phổ biến trong nuôi dạy con cái – Bạn là bố mẹ phong cách nào?
Những cư xử, cách nói năng và phong cách nuôi dưỡng của bố mẹ sẽ quyết định phần lớn đến hành vi, tính cách của bé ngay từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên. Bố mẹ theo phong cách nào sẽ giúp con dễ nuôi, tâm lý ổn định, tính cách rõ rệt và có ý thức trách nhiệm? Kiểu bố mẹ nào khiến trẻ chỉ thêm bướng bỉnh, thách thức, phá bỏ mọi quy tắc, rào cản và có xu hướng hung dữ, bạo lực.
Dưới đây là 4 kiểu bố mẹ theo tổng kết của tiến sĩ A.J.R Waterston, tác giả Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nổi tiếng (Your babycare bible).
1. Kiểu bố mẹ “độc tài” trong nuôi dạy con (Authoritarian)
Mặc dù nghe có vẻ hơi tiêu cực, nhưng bố mẹ độc tài đơn giản chỉ là những người luôn nuôi dạy con một cách nghiêm khắc, đề cao các quy tắc và hầu như không cho trẻ có tự do lựa chọn, bất kể là:
- Kiểm soát và đặt ra các nội quy để yêu cầu trẻ phải tuân thủ một cách nghiêm khắc.
- Không cho con có cơ hội được giải thích hay thể hiện ý kiến của mình.
- Trẻ luôn luôn phải công nhận lời dạy của bố mẹ là đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Bố mẹ dùng quyền là người lớn, người sinh ra trẻ để bắt buộc và phạt trẻ khi con không làm theo điều mình mong muốn.
- Kiểu bố mẹ này thường xa cách và từ chối lắng nghe con.
- Hiếm khi nghĩ đến cảm xúc của trẻ.
Con sẽ trở thành người như thế nào với kiểu bố mẹ độc tài?
Trẻ có thể mang cả những tính cách tích cực và tiêu cực trong đường đời cũng như cách hành xử ở xã hội sau này. Con thường:
– Có khả năng kiểm soát bản thân rất tốt. Trung thực nhưng khi đến một mức độ quá giới hạn, con sẽ bùng nổ một cách khó tưởng tượng và mất kiểm soát trước sự việc có tác động tâm lý sâu sắc.
– Luôn tiềm ẩn sự ngang ngạnh, bất chấp, hung dữ. Ở nhà trước mặt bố mẹ có thể ngoan ngoãn, nghe lời nhưng trở thành trẻ bạo lực khi ra ngoài.
– Nhút nhát, thiếu tự tin, thậm chí là mặc cảm, không ổn định về cảm xúc vì trẻ luôn bị ràng buộc trong các quy tắc nghiêm ngặt.
– Không tự tin vào bản thân, khó hòa nhập với hoàn cảnh mới, mối quan hệ mới do không tìm ra giá trị của bản thân.
– Trẻ không thể tự giải quyết các tình huống khó khăn vì bố mẹ luôn là người nghĩ và quyết định hộ.
2. Kiểu bố mẹ dân chủ (Authoritative)
Đôi khi phong cách nuôi dạy con với kiểu bố mẹ này còn được gọi là nuôi con dân chủ. Cha mẹ và con cái cùng đặt ra quy tắc trong nhà, tuân thủ chúng với sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau. Những bố mẹ này luôn cư xử linh hoạt và khuyến khích trẻ theo từng lứa tuổi. Cho phép con được tự do nhưng đồng thời vẫn luôn đặt ra một giới hạn nhất định đối với hành vi của trẻ.
Những bố mẹ này có xu hướng:
– Đề ra các quy tắc nuôi dạy con cái một cách hợp tình, hợp lý.
– Dành cho trẻ tình yêu thường, ấm áp và luôn quan tâm tới con.
– Lắng nghe ý kiến của trẻ.
– Tạo cơ hội để con được là chính mình.
– Khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến, quyết định với các công việc của gia đình.
Trẻ được nuôi dạy theo kiểu bố mẹ này thường có xu hướng trở thành người như thế nào?
Tính cách và tư duy của trẻ sẽ được hình thành tốt với cách dạy con dân chủ. Vì vậy trẻ có xu hướng:
– Luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mãn với cuộc sống. Lớn lên con sẽ sống một cách hạnh phúc.
– Trẻ có tâm hồn đẹp, nhìn đời lạc quan bởi nền tảng cảm xúc tích cực được nuôi dạy từ nhỏ.
– Kĩ năng xã hội của con rất tốt. Trẻ thích nghi với mọi hoàn cảnh dễ dàng và nhanh chóng.
– Con tự tin vào bản thân bởi hiểu được mình là người có giá trị. Trẻ sẵn sàng học hỏi mọi thứ và luôn có tư duy sáng tạo.
– Trẻ có kỷ luật, kiên nhẫn, trách nhiệm với mỗi hành vi của mình.
3. Kiểu bố mẹ chiều con
Ngược với dân chủ hay độc tài, những bố mẹ nuôi dạy con theo cách này thường để con được làm mọi việc theo ý mình mà không có bất kỳ một giới hạn nào, tạo điều kiện cho trẻ được tự do một cách tuyệt đối.
Những bố mẹ này thường có xu hướng:
– Rất ít khi phạt trẻ.
– Không yêu cầu hay kiểm soát hành vi của con.
– Bố mẹ có thể hướng dẫn, tư vấn nếu trẻ lên tiếng yêu cầu.
– Yêu thương con, thể hiện sự quan tâm ấm áp và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ vào bất kỳ thời điểm nào mà không hề thấy mệt mỏi.
– Tránh các tình huống cãi vã, xung đột với trẻ nhiều nhất có thể vì tin rằng con sẽ tự học hỏi từ chính trải nghiệm của trẻ.
Con cái được nuôi dưỡng kiểu này sẽ trở thành người như thế nào?
Trẻ vừa có các tính cách tích cực nhưng đồng thời cũng có nhiều “nguy hiểm ngầm” tới cuộc sống của con khi lớn lên. Trẻ thường có xu hướng:
– Thiếu tính kỷ luật, trách nhiệm vì hầu như không được rèn điều này.
– Luôn lấy mình làm trung tâm.
– Không tự tin vào bản thân, đôi khi cảm thấy cuộc sống không ổn định vì không có quy tắc, luật lệ nào để con dựa vào đó, đặc biệt là những lúc ở bên cạnh bố mẹ.
– Ương bướng, đôi khi không biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, không muốn phải nghe theo lời người khác.
– Khó thích nghi với các tình huống khó khăn.
– Nhận thức rất rõ giá trị bản thân, giao tiếp tốt với người khác nhưng lại thiếu các kĩ năng để sống và làm việc chung như chia sẻ, đồng cảm, … vì luôn được chiều theo ý mình.
4. Kiểu bố mẹ thờ ơ (Uninvolved)
Nói một cách đơn giản, con cái được nuôi theo kiểu này gần như bị bỏ rơi bởi bố mẹ không hề thừa nhận con ngay từ khi sinh ra. Những bố mẹ này có thể gặp vấn đề trong cuộc sống, bị áp lực bởi công việc, làm ăn, kiếm sống nên không còn thời gian quan tâm đến con cái. Trẻ hầu như không được chăm sóc xứng đáng và thường được cư xử theo xu hướng như sau:
– Ít khi tỏ ra quan tâm hoặc lãnh đạm với công việc nuôi dạy con cái.
– Bố mẹ hầu như không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào với con.
– Không yêu cầu cũng như đề ra bất kỳ quy định nào đối với hành vi của trẻ.
– Bố mẹ chỉ chăm sóc con về mặt thể xác, ăn uống, các nhu cầu cần thiết chứ không quan tâm con về mặt tinh thần.
Trẻ sẽ trở thành người như thế nào nếu được nuôi dưỡng bởi kiểu bố mẹ này?
Xu hướng của những trẻ này thường khó đoán, trẻ có thể trở thành người có ý chí hoặc không đạt được thành công nào trên đường đời. Nhưng phần lớn con sẽ:
– Biết cách tự tồn tại vì con học được rằng mình không cần dựa vào ai mà phải tự lực.
– Thường nhìn đời một cách tiêu cực, phản kháng xã hội.
– Cảm thấy mình không có giá trị, không nhận ra những gì tốt đẹp của bản thân, kém tự tin.
– Không dễ đặt lòng tin vào người khác hoặc cảm thấy sợ khi phải dựa dẫm vào người khác.
– Thiếu kĩ năng giao tiếp xã hội, không biết cách xây dựng mối quan hệ với mọi người hoặc rất khó để gần gũi ai đó.
– Trẻ thường hay căng thẳng, dễ sợ hãi vì thiếu nguồn động viên tinh thần từ gia định.
– Khi lớn lên con thường có nguy cơ trở tiếp xúc với hành vi tiêu cực nhiều.
Trên thực tế, 4 kiểu bố mẹ này có thể xuất hiện đồng thời trong quá trình nuôi dạy một đứa con. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần nhận thức được khi nào cần điều chỉnh, khi nào cần thay đổi để nuôi dưỡng tính cách con một cách tốt nhất, làm nền tảng cho thành công sau này của trẻ.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!