Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3 tháng đầu mang thai có nên đi lại nhiều là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Ở thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, cơ thể của mẹ chưa trở nên nặng nề. Lúc này việc đi lại còn tương đối dễ dàng. Vì vậy mẹ bầu thường chủ quan, không để ý đi lại và vận động mạnh. Điều này có nguy cơ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, điều này có nghĩa là thai nhi đã được 12 tuần tuổi. Lúc này, mẹ cũng chuẩn bị để bước qua một giai đoạn mới của thời kỳ mang thai. Các dấu hiệu của việc ốm nghén  như buồn nôn, mệt mỏi khi mang thai bắt đầu giảm. Bụng mẹ lúc này cũng chưa lớn và cồng kềnh. Lúc này hormone estrogen sẽ kích thích tế bào da của mẹ sản xuất ra nhiều sắc tố tối màu.

Trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi

Cơ thể mẹ có sự gia tăng của khối lượng máu lưu thông, mẹ sẽ cảm thấy ấm hơn. Tìm của mẹ sẽ đập nhanh hơn để có thể cung cấp đầy đủ oxy cho cả hai mẹ con.

Sự phát triển của thai trong 3 tháng đầu

Thai nhi 12 tuần tuổi đã có mí mắt và nhạy cảm với bất cứ tác nhân nào gây khó chịu. Lúc này tóc của bé bắt đầu mọc. Cổ của thai nhi ở tuần thứ 12 đã phát triển rõ hơn, cằm nhô ra hơn. Tai của bé di chuyển vào đúng vị trí ở bai bên đầu.

Nhịp tim thai 12 tuần tuổi nhanh hơn gấp đôi nhịp tim của mẹ. Khi mẹ đi siêu âm, bác sĩ có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập tim bé. Lúc này khuôn mặt bé cũng xuất hiện những cử động như cau mày, nheo mắt. Thai nhi cũng sẽ nhấp nháy bên trong bụng mẹ. Nếu khi bác sĩ khám thai và sờ vào bụng thì em bé sẽ di chuyển vòng quanh để tránh những cú đụng chạm hay thúc nhẹ của bác sĩ. Lúc này bé bắt đầu quá trình phát triển trí não.

3 tháng đầu mang thai có nên đi lại nhiều?

Mẹ bầu mang thai những tháng đầu tiên thường được khuyên là không nên đi lại nhiều. Điều này dựa trên sự lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực lên em bé và thai phụ. Mẹ đi lại nhiều hay tập thể dục khi mang thai những tháng đầu tiên có thể đem lại ảnh hưởng xấu cho sự an toàn của thai nhi để bám vào thành tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy chưa có bằng chứng khoa học song mẹ nên chú ý về chuyện đi lại trong 3 tháng đầu

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh cho sự lo lắng này của mẹ là có cơ sở. Thông thường, chỉ có những trường hợp bất cẩn hoặc bất thường thì dẫn đến việc sảy thai khi mẹ di chuyển, đi lại. Nếu trong cơ thể mẹ có yếu tố gây sảy thai thì việc sảy thai vẫn có thể xảy ra ngay cả khi mẹ không đi lại hay tập thể dục nhiều.

Một chế độ tập luyện thường xuyên và điều độ trong suốt thai kỳ không những tốt cho mẹ và còn tốt cho cả bé. Vì thế mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một bài tập hay cách thức di chuyển, đi lại trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Những lợi ích khi mẹ vận động trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mang thai không có nghĩa là mẹ ngưng vận động. Một số chế độ đi lại, tập thể dục đúng cách trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong 3 tháng đầu, bà bầu nên vận động vừa phải

Lợi ích cho mẹ

  1. Cung cấp endorphin cho cơ thể mẹ: Chất này được tiết ra khi mẹ vận động. Chất endorphin sẽ giúp mẹ tăng cảm giác hưng phấn, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng mà mẹ hay gặp khi mang thai.
  2. Hạn chế tình trạng béo phì: Khi mẹ thực hiện các bài tập dành cho bà bầu trong thai kỳ có thể giảm tình trạng béo phì. Đồng thời duy trì cân nặng cho mẹ trước và sau sinh.
  3. Giảm nguy cơ mắc bệnh: Mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, đau lưng, táo bón.
  4. Hạn chế sinh non: Mẹ bầu năng vận động sẽ giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, cơ bắp dẻo dai và tăng sức chịu đựng cho mẹ bầu, hạn chế sinh non. Từ đó quá trình sinh nở của mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  5. Giúp mẹ ngủ ngon hơn: Vận động làm tiêu hao năng lượng, từ đó mẹ sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Lợi ích cho bé

  1. Gia tăng quá trình trao đổi chất: Khi mẹ vận động sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất ở thai nhi. Giúp bé phát triển tốt hơn.
  2. Giúp bé thư giãn: Chất endorphin không chỉ tăng hưng phấn cho mẹ mà thông qua nhau thai, chất này cũng giúp bé thư giãn, thoải mái hơn trong bụng mẹ.

Những lưu ý khi mẹ vận động

Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn khác nhau của thai kỳ mà mẹ bầu nên có cho mình những bài tập, mức độ luyện tập thể dục thể thao khác nhau. Mẹ nên nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Bạn tuyệt đối không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, mất nhiều sức lực, dễ ngã, nguy hiểm như: trượt ván, lặn, judo,…

Mẹ hãy nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt. Bà bầu đừng bắt cơ thể mình hoạt động quá giới hạn, nếu cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng đừng quên hỏi ý kiến của các chuyên gia bác sĩ trước khi mẹ thực hiện những bài tập cũng như có được một lộ trình tập luyện thích hợp. Mẹ không nên đi lại, tập luyện quá sức, không mang vác nặng và luôn giữ một tâm trạng thoải mái.

Kết

3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên thực hiện những bài tập, vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc vận động mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và đi khám thai thường xuyên. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được những sự cố đáng tiếc trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ