1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân? Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày, cả về cân nặng, chiều cao, khả năng nhận thức và vận động. 1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân là vấn đề không chỉ mẹ mà cả gia đình đều rất quan tâm vì cân nặng là 1 trong những thước đo sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân? Mẹ nên làm gì trong thời điểm này? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh và những thay đổi đầu đời 

Bên cạnh sự thay đổi về cân nặng và chiều dài, trẻ sơ sinh cũng bắt đầu có nhiều thay đổi về mặt nhận thức và hành động như:

  • Con đã biết bám và tìm đường đến bầu ngực mẹ để mút sữa.
  • Khả năng cầm nắm của con cũng được hình thành rõ rệt hơn, các ngón tay bé có thể nắm vào khi được đưa vật gì đó.
  • Trẻ cũng có một số biểu hiện như giật mình khi có tiếng động lớn hoặc ai chạm vào, xòe hoặc duỗi tay thẳng ra.
  • Biển hiện thoải mái, vui vẻ khi được âu yếm hoặc có người nói chuyện.

Tuy nhiên, thời gian đầu con sẽ dành phần lớn thời gian để ngủ, từ 15 – 16 tiếng mỗi ngày và chỉ khi đói hoặc đi vệ sinh bé mới thức dậy. Vì thế mẹ cũng không cần phải lo lắng nếu trẻ không có những biểu hiện này mà thay vào đó hãy giao tiếp và trò chuyện với bé khi bé thức.

1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân?

Theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO, cân nặng của trẻ sơ sinh từ 3 – 3.5kg. 1 trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, phát triển bình thường, khi được ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Trung bình, 3 tháng đầu trẻ tăng cân rất nhanh (1.000 – 1.200g/tháng), 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 – 600g/tháng, 6 tháng tiếp chỉ tăng cân từ 300 – 400g/tháng. Hiện tượng trẻ 6 tháng không tăng cân khá ít gặp.

Đến khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ có cân nặng gấp đôi trước khi sinh.Trong trường hợp trẻ tăng ít hơn mức tiêu chuẩn này thì trẻ có thể rơi vào tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, vấn đề giới tính cũng cần được quan tâm khi đánh giá cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh là bé trai sẽ có mức cân nặng nhỉnh hơn các bé gái.

Trường hợp cân nặng của trẻ cao hơn hoặc thấp hơn so với mức trung bình mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân. 1 vài nguyên nhân của trẻ mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được như: bé bú chưa đủ, chưa đúng cách, hệ tiêu hóa kém… để việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân, mẹ cần tìm hiểu đúng nguyên nhân để có những thay đổi giúp bé tăng cân đúng chuẩn:

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non, thiếu tháng thường sẽ tăng cân chậm hơn so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ cũng kém hơn, trẻ dễ mắc bệnh và gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ.

Trẻ chưa bú đúng cách

Trẻ bú đúng cách là khi trẻ bú đều, cả mẹ và trẻ đều thoải mái, mẹ không bị đau và mỏi, môi của trẻ không bị mút vào mà đặt trên quầng vú của mẹ. Việc ngậm vú mẹ đúng cách sẽ giúp trẻ lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội.

Ngoài ra, sữa mẹ còn có sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu thường có sẵn được hình thành trong quá trình trẻ ngưng bú còn sữa sau được sản sinh ra ngay sau khi trẻ đã bú hết lớp sữa đầu. Sữa sau được chứng minh có nhiều chất béo, dưỡng chất giúp trẻ tăng cân. Có thể con bú hết lớp sữa đầu đã thấy chán nên bỏ lỡ việc hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn ở lớp sữa sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù vậy mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu thời gian bú của con ngắn hơn bình thường. Mỗi mẹ sẽ tạo ra 1 lượng sữa khác nhau và trẻ có thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng chỉ trong vài phút bú. Mẹ nên đảm bảo cho con bú đúng cách, đúng cữ để con có thể nhận nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Cữ bú thiếu hợp lý

Theo nghiên cứu, trong 6 - 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh nên được cho bú 2 - 3 tiếng/1 cữ. Tuy nhiên nếu trẻ tỏ ra nhu cầu muốn được bú mẹ thường xuyên hơn, mẹ nên đáp ứng nhu cầu này của con, tránh để trẻ khóc, chán nản khi ăn.

Tuy nhiên lại có những trường hợp trẻ chậm tăng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi trẻ sẽ đòi bú khi đói nhưng lại nhanh chóng rơi vào trạng thái buồn ngủ nên việc bú mẹ bị gián đoạn, lượng sữa bé bú vì thế chỉ rất ít.

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Nếu em bé của bạn không may gặp phải những vấn đề sức khoẻ như các vấn đề về máu, thần kinh, các hội chứng di truyền hoặc các chứng dị ứng với lactose trong sữa… thì bé có thể ít bú dẫn đến chậm tăng cân. Những trẻ mắc rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ cũng sẽ tăng cân kém hơn. Trong trường hợp này, nếu trẻ thiếu cân nghiêm trọng thì mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp cho trẻ

Sữa mẹ không đủ dồi dào, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ có thể khiến trẻ bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân. Tình trạng này có thể được cải thiện nếu mẹ biết sử dụng các phương pháp kích sữa, tăng lượng sữa. Trường hợp cần thiết nên bổ sung sữa ngoài cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ đã bú đủ là gì?

Khi mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, kích thước chỉ bằng 1 quả cherry và trẻ chỉ cần khoảng 7ml sữa cho mỗi cữ bú. Kích thước dạ dày của trẻ sẽ tăng dần theo từng ngày, đến ngày thứ 3 sau sinh, dạ dày của trẻ đã có kích thước tương đương 1 quả óc chó và có thể chứa được khoảng 22 - 27ml cho mỗi cữ bú. Phải đến cuối tuần đầu tiên, dạ dày của trẻ sẽ lớn tương đương bằng quả đào, có thể chứa được khoảng 45 - 60ml sữa.

Sau 2 tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/ cữ. Khi cuối tháng thứ nhất lượng sữa mỗi cữ bú từ 90 - 150 ml sữa và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Với các bà mẹ sinh con lần đầu thì chuyện nhận biết con đã bú đủ chưa, con đã no chưa không phải là 1 chuyện dễ. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần chịu khó quan sát một vài dấu hiệu dưới đây sẽ biết ngay con có bú đủ hay không:

  • Sau mỗi lần bú, bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn.
  • Trẻ đi ngoài với phân có màu vàng, không cứng.
  • Đi tiểu đều đặn, ít nhất 6 lần/1 ngày, nước tiểu không có màu hoặc màu vàng nhạt, không có mùi hôi.
  • Con thể hiện sự vui vẻ, thoải mái sau mỗi lần bú.
  • Cân nặng của trẻ sẽ tăng lên đều đặn sau khoảng 2 tuần đầu tiên.

Bí quyết cho mẹ khi theo dõi cân nặng trẻ sơ sinh

Sự phát triển của bé còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường, cơ địa của bé. Vì thế những thông tin về cân nặng hay chiều cao của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ không nên quá áp lực trong vấn đề cân nặng để “ép” con đạt chuẩn miễn sao cân nặng của bé ở trong khoảng cho phép. Ngoài việc quan tâm 1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân, mẹ nên quan tâm đến các điều sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Đi khám dinh dưỡng và kiểm tra vấn đề đường ruột nếu cân nặng trẻ sơ sinh tăng quá ít hoặc không tăng và thường xuyên quấy khóc, khó chịu.
  • Cho con ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp con tăng trưởng đều đặn, phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy nhớ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng.
  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Mặc dù vậy nếu trẻ bú mẹ mà cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn tăng chậm nên xem xét tới chất lượng sữa đã tốt chưa? Sữa mẹ loãng và ít cũng ảnh hưởng lớn tới trọng lượng của con.
  • Theo dõi cân nặng thôi chưa đủ, mẹ đừng quên cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ để phòng ngừa bệnh tật cho các bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi