Xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai là gì và có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai nếu là trường hợp nhẹ thì sẽ tự khỏi mà không gây hại gì. Nhưng với trường hợp xuất huyết nặng, rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai là gì?
  • Nguyên nhân mẹ bị xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai
  • Dấu hiệu nhận biết mẹ bị xuất huyết dưới màng đệm
  • Xuất huyết dưới màng đệm có nguy hiểm không?
  • Phải làm sao khi bị xuất huyết dưới màng đệm?

Xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai là gì?

Hiện tượng xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai còn có nhiều tên gọi khác như tụ máu dưới màng đệm, tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm,...

Những chuyển động trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu bị xuất huyết, máu chảy ra sẽ tụ lại bên dưới lớp màng ngoài của túi thai - khu vực giữa tử cung và nhau thai. Đó gọi là hiện tượng xuất huyết dưới màng đệm.

Mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân mẹ bị xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai

Theo các nghiên cứu, mẹ bị xuất huyết dưới màng đệm là do bánh nhau bị bong mép hoặc bị vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau. Có nhiều nguyên nhân khiến bánh nhau bị bong như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nội tiết tố kém
  • Di chuyển nhiều, vận động mạnh khi mang thai
  • Mang thai khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Quan hệ tình dục, xuất tinh trong khi mang thai
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Mang thai trứng

Hiện tượng tụ dịch màng đệm thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Tụ dịch màng đệm thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bắt đầu từ tuần thứ 2, khi hợp tử bắt đầu làm tổ trong buồng tử cung là mẹ bầu đã có thể có nguy cơ bị tụ máu dưới màng đệm.

Kích thước khối máu tụ dưới màng đệm có lớn không?

Khối máu tụ dưới màng đệm có thể lớn hoặc nhỏ tùy từng người. Nếu mẹ ra máu ít thì khối máu tụ sẽ chỉ là những đốm máu nhỏ, còn nếu mẹ xuất huyết quá nhiều thì sẽ tụ thành những khối máu lớn hơn kèm theo máu chảy ra từ âm đạo. Khi đó mẹ cần phải dùng băng vệ sinh hay tampon để giữ vệ sinh cho vùng kín.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị xuất huyết dưới màng đệm

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị ra máu âm đạo, vì vậy rất khó để phân biệt đốm máu đó là do xuất huyết dưới màng đệm hay do nguyên nhân nào khác.

Thông thường, khi mẹ thấy chảy máu nâu hoặc đỏ tươi, máu chảy nhiều ở âm đạo đến mức phải dùng băng vệ sinh hằng ngày thì có thể đó là hiện tượng xuất huyết dưới màng đệm. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cục máu đông. Ngoài ra, một số mẹ còn bị đau dữ dội vùng bụng dưới và chóng mặt kèm theo.

Để chẩn đoán được nguyên nhân chính xác gây chảy máu, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm cho mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xuất huyết dưới màng đệm có nguy hiểm không?

Theo một nghiên cứu được thực hiện trên gần 64.000 phụ nữ mang thai thì có khoảng 1,7% ca mắc phải tình trạng xuất huyết dưới màng đệm. Vậy xuất huyết dưới màng đệm có nguy hiểm không? Câu trả lời còn tùy từng trường hợp.

May mắn là ở đa số các trường hợp xuất huyết dưới màng đệm, cơ thể mẹ hoàn toàn có khả năng tự xử lý và hồi phục mà không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp để lại các biến chứng, nhất là những trường hợp bị xuất huyết nặng. Cụ thể các biến chứng đó là:

  • Khối máu tụ ngày càng lớn dần sẽ gây áp lực lên thai nhi, phá vỡ màng ngoài bào thai và dẫn đến hư thai
  • Khối máu tụ dưới màng đệm lớn có thể tách hơn 40% nhau thai ra khỏi nội mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non
  • Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phải làm sao khi bị xuất huyết dưới màng đệm?

Đi khám bác sĩ

Thông thường mẹ sẽ không tự nhận biết được mình đang bị xuất huyết dưới màng đệm, trừ những trường hợp nặng, mẹ sẽ bị đau bụng, chóng mặt và chảy máu ở âm đạo. Những trường hợp này mẹ phải đi khám bác sĩ ngay lập tức để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời, từ đó hạn chế được nguyên nhân gây sảy thai.

Còn lại, mẹ nên đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ đưa ra để theo dõi thai kỳ một cách sát sao, từ đó phát hiện kịp thời trường hợp xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai.

Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Mẹ bầu có khối máu tụ dưới màng đệm lớn thì nghỉ ngơi là việc làm cần thiết nhất để giữ nhau thai được ổn định. Mẹ nên hạn chế tối đa di chuyển và tránh những hoạt động mạnh trong thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị xuất huyết dưới màng đệm cần kiêng cử các hoạt động sau:

  • Đi bộ, tập yoga, vận động thể chất với tần suất cao.
  • Bê vác, cúi lên xuống nhiều để bê đồ nặng
  • Bơi lội, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm
  • Quan hệ vợ chồng.

Theo Ths. BS Phan Thanh Bình - Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ: Mẹ bầu bị xuất huyết dưới màng đệm có thể diễn tiến tốt lên nếu không tiếp tục tình trạng xuất huyết thêm, tuy nhiên không được chủ quan mà mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi và tránh thay đổi áp suất đột ngột trong ổ bụng. Mẹ nên hoãn việc di chuyển bằng máy bay.

Tránh căng thẳng, lo lắng

Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên những bất thường trong thai kỳ. Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo âu sẽ khiến nội tiết tố thay đổi và dẫn đến nhiều nguy hiểm, trong đó có tụ dịch màng đệm. Vì vậy khi mang thai, mẹ tốt nhất nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.

Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống của người mẹ là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng cần thiết và các khoáng chất, vitamin quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ nên tránh các thực phẩm có chất kích thích, chất cồn và các loại thực phẩm gây co bóp tử cung.

Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng xuất huyết dưới màng đệm khi mang thai. Hãy khám thai định kỳ đầy đủ để phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm mẹ nhé.

Nguồn thông tin: Xuất huyết dưới màng đệm - Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy