Cách xử lý với những bé hay kích động: Những điều bạn không nên làm

Nói một cậu bé đang cáu giận bình tĩnh lại cũng giống như nói một con bò điên đừng tấn công nữa. Hãy tìm hiểu những cách hiệu quả sau đây, giúp một đứa trẻ đang bực tức dịu lại....

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể lý do bạn đọc bài viết này là vì con cái bạn đang hay thích dùng bạo lực và vẫn tiếp tục dù bạn có nói “Không được” bao nhiêu lần đi nữa. Bạn nên làm gì với bé hay kích động đây?

Lý do trẻ nhỏ đấm đá

Những đứa trẻ chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh và học cách giao tiếp. Đôi khi, trong một vài lần đầu, chúng sẽ đánh bạn như một phép thử. Chúng muốn biết bạn sẽ phản ứng ra sao. Sau đó, dần dần điều này trở thành một cách để chúng thể hiện cảm xúc của mình.

Cách xử lý với những bé hay kích động: Những điều bạn không nên làm…

Những cảm xúc mạnh mẽ như thất vọng, giận dữ hay kể cả phấn khích, đều là những thử thách rất riêng bởi vì sẽ dễ dàng hơn nếu chúng sử dụng hành động thay vì lời nói.

Các nhà tâm lý học cho rằng, phần lớn trẻ em dưới 7 tuổi đánh bạn vì chúng muốn có được điều gì đó (đây được gọi là gây hấn có điều kiện), không phải vì chúng muốn làm đau bất cứ ai (còn gọi là gây hấn thù địch).

Những điều ba mẹ không nên làm

Chúng ta thường phản ứng một cách gay gắt và nhấn mạnh là “không được đánh nữa” và nhắc nhở đứa trẻ rằng đánh là sai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, đây có thể không phải là cách phản ứng hữu hiệu nhất. Phản ứng gay gắt của bạn có thể chỉ khiến cho đứa trẻ đang tò mò cảm thấy thích thú và sẽ cố gắng lặp lại những hành động đó.

Cách xử lý với những bé hay kích động: Những điều bạn không nên làm…

Chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng “Đừng, đánh thế là đau đấy” và tìm thứ gì đó khác cho chúng khám phá là đủ. Tức dịch chuyển sự chú ý của trẻ qua việc khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với những đứa trẻ nhạy cảm, chúng sẽ không còn sáng suốt vì đã bị lấp đầy bởi những cảm xúc mạnh mẽ., cho nên có nói gì lúc này, chúng cũng sẽ không nghe.Cố gắng bảo một chú bò đang tức giận đừng tấn công không phải là một cách hay.

Xử lý cơn kích động của bé như thế nào?

Giống như một hiệp sĩ đấu bò tót, hãy đứng sang một bên và tránh bị đánh càng nhiều càng tốt. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhưng cương quyết giữ tay của trẻ và đưa trẻ đến một nơi khác.

Điều đúng đắn nhất của hành động này là làm cho trẻ biết là bạn biết trẻ đang cảm thấy như thế nào: “Mẹ biết là con đang rất giận dữ!”

Chỉ khi cảm thấy được thấu hiểu, trẻ sẽ bình tĩnh và chọn cách giao tiếp khác ( vì đánh cũng chỉ là một cách để trẻ thể hiện cảm xúc của mình). Vì vậy, hãy đặt mình vào vị trí của trẻ và cố gắng đồng cảm với trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Con tức giận bởi vì muốn có thêm nhiều kẹo hơn và rất thất vọng khi mẹ nói không, đó là lý do con muốn đánh mẹ phải không?”

Cảm xúc là một điều rất cá nhân. Những thứ làm bạn buồn đôi khi không có ảnh hưởng gì đến người khác.

Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu có người nào đó bỏ thời gian ra để lắng nghe và, quan trọng hơn, không phê phán cảm xúc của bạn. Điều này cũng đúng với những đứa trẻ thôi.

Hãy lắng nghe, ôm con vào lòng và để chúng khóc.

Những cách đề nghị khác

Chỉ khi đứa trẻ đã bình tĩnh lại, bạn mới có thể bắt đầu khuyên nhủ con. Hãy nói rằng, “Lần sau nếu con bực mình, đừng đánh nữa nhé, vì như vậy sẽ đau lắm. Con có muốn thử tập luyện không? Con có thể nói với mẹ con bực thế nào.” Sau đó, bạn có thể minh họa cho trẻ thế này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giậm chân thật mạnh
  • Đấm gối với tất cả sức mạnh
  • Gào một tiếng thật to đầy giận dữ
  • Nói thành lời rằng “Con đang bực!”

Nếu bé đấm đá để thể hiện sự phấn khích, hãy thể hiện sự thanh lịch bằng cách cầm tay bé, đặt lên mặt bạn, trong khi đó nhắc lại “Hãy lịch sự nào!”

Mariel Uyquiengco, một bà mẹ dạy con ở nhà, gợi ý có thể hát “Tớ lịch sự, tớ lịch sự, tớ thực sự như vậy” với tông giọng của bài “Cậu đang ngủ sao, cậu đang ngủ sao, người anh em John?”. Những giai điệu nhẹ nhàng này cũng có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn rất nhiều.

Đọc thêm – Cách xử lý bé thích ném đồ chơi

Bố mẹ cần nhất quán khi đối phó với bé hay kích động

Làm gì với bé hay kích động? Nhất quán là yếu tố rất quan trọng. Nó giúp trẻ nhận ra hậu quả từ những hành động của mình.

Khi chơi trò đóng kịch hoặc đang xem các chương trình, nếu thấy cảnh đánh nhau, bạn hãy nhắc trẻ như vậy là không được.

“Bạn minion đó đánh bạn vì cậu ấy bị làm phiền! Tốt hơn mình nên nhắc bạn rằng đánh nhau là không tốt và đánh thì sẽ rất đau.” Sẽ rất tuyệt vời khi nghe bé nói “Đánh nhau là không tốt, không đánh nhau!”, như vậy trẻ cũng sẽ dễ nhớ hơn khi những cảm xúc mạnh mẽ ập đến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis