Đừng mắng khi con đánh nhau nữa, bố mẹ hãy xử lý tinh tế hơn để trẻ có một bài học hay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ có thể đánh nhau vì rất nhiều lý do. Anh chị em họ hàng thì càng dễ đánh nhau vì những lý do ngốc nghếch nhất. Nên xử lý khi con đánh nhau thế nào để trẻ không lặp lại hành vi này.

Cho con thời gian để bình tĩnh lại

Sau khi con đánh nhau, hãy cho con 10 phút để bình tĩnh. Không thể nào bé vừa tức giận rồi lại bình tĩnh ngay lập tức.

Vì thế hãy cho con ăn nhẹ hay nghe nhạc một chút. Sau đó sẽ là thời gian để bố mẹ nói chuyện với con về lý do con đánh nhau.

Nói chuyện thẳng thắn với con

Đừng cố gắng đổ lỗi, hay cố gắng bắt trẻ nhận lỗi. Thay vào đó hãy trao đổi thẳng thắn những sự thật bạn biết: “Mẹ đã nói chuyện với cô giáo. Con có muốn nói với mẹ đã xảy ra chuyện gì không?”.

Đừng giả bộ bạn không biết gì và hỏi trẻ: “Có chuyện gì ở trường mà con muốn nói không?”. Lâu dần, những câu hỏi này sẽ khiến bé lo lắng và không tin vào bố mẹ nữa. Vì bé sẽ không bao giờ biết chắc chắn mẹ muốn hỏi bé về chuyện gì.

Lắng nghe những gì bé nói – thậm chí cả khi bé sai

Hãy để bé kể hết câu chuyện trước, nếu bé sẵn sàng nói. Đừng cắt lời bé bằng những câu nói như: “Đó không phải là những gì mẹ đã nghe”. Nếu bố mẹ làm thế, bố mẹ sẽ không bao giờ biết được câu chuyện từ phía của bé. Bé cũng sẽ cảm thấy không được tin tưởng.

Ngoài ra, kể cả bé có nói sai, bố mẹ có thể tìm ra một điểm mấu chốt nào đó dẫn đến vấn đề. Cách nhìn nhận của một đứa trẻ không giống với người lớn. Bé có thể có cách nhìn sai, nhưng mẹ cần biết sai ở đâu để sửa cho bé.

Xử lý khi con đánh nhau, dùng phương pháp lắng nghe tích cực

Khi mẹ nói: “Nhà trường gọi mẹ để báo con đã đánh nhau. Con có thể nói với mẹ chuyện gì đã xảy ra không?”. Bé có thể nói, hoặc không. Nếu con muốn nói, mẹ sẽ để con nói nhiều nhất có thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy luôn dùng những câu nói như: “Kể với mẹ nhiều hơn đi; Mẹ hiểu; Sau đó chuyện gì xảy ra?”. Đó là phương pháp lắng nghe tích cực để bé nói nhiều hơn và thoải mái hơn.

Đừng quên mục tiêu của bố mẹ không phải là để trách phạt. Bố mẹ muốn tìm hiểu thông tin.

Ngược lại, nếu bé không chịu kể, bé sẽ không được chơi, xem TV hay làm bất cứ việc gì. Nếu bé ngập ngừng, hãy nhắc lại những điều bé nói: “Mẹ đã nghe con nói rằng bạn đến và đá con mà không có lý do. Nên con đã đánh bạn. Có phải không?”.

Tránh dùng từ “Nhưng”

Khi mẹ không đồng ý hay muốn chỉ ra một điều gì đó, tránh dùng từ “nhưng”. Thay vào đó hãy dùng từ “và”. “Nhưng” sẽ cắt đứt cuộc trò chuyện và khiến bé biết có điều gì đó tiêu cực sắp xảy ra.

Ví dụ hãy nói với bé: “Con nói là bạn chửi con. Và cô giáo cũng nói rằng cô đã nghe bạn xúc phạm con. Nhưng vì sao con muốn đánh bạn?”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy tiếp tục thăm dò và hiểu những ý định của bé. Con cần biết những gì đã xảy ra để học hỏi từ đó. Và mẹ thì cần biết kỹ năng giải quyết vấn đề của con ngừng hoạt động từ lúc nào để chỉ ra cho con.

Ví dụ: “Con tức giận là đúng. Nhưng cô giáo đã nói sẽ phạt bạn. Con không nên đánh bạn vì con sẽ bị phạt. Mẹ hiểu vì con tức giận khi bị xúc phạm”.

Xử lý khi bé đánh nhau tại nhà

Nếu hai bé đánh nhau ở nhà, mẹ có thể chứng kiến và biết chuyện gì đã xảy ra. Vì thế mẹ cần biết cách nhìn của hai bé để giải thích cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy nói chuyện với từng bé để hiểu bé suy nghĩ gì khi đánh nhau. Sau đó hãy luôn dạy trẻ cùng một bài học về cách cư xử và hậu quả, dù ai là người có lỗi.

Mẹ có thể cho các bé vào phòng riêng chơi một lúc, rồi kể hoặc viết lại những chuyện đã xảy ra. Tách những đứa trẻ ra là điều quan trọng để bé bình tĩnh lại.

Xử lý khi con đánh nhau cần một chút khéo léo và tinh tế từ bố mẹ. Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng là dạy trẻ bài học từ một cuộc đánh nhau, không phải là trách phạt để khiến trẻ sợ!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Quỳnh Hoa