Vỡ thai 18 tuần, thai phụ Hà Nội nguy kịch vì mất 3 lít máu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vỡ thai 18 tuần khiến một thai phụ ở Hà Nội phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, chảy 3 lít máu. Hiện với nỗ lực của ekip bác sĩ, thai phụ đang hồi phục tốt.

Câu chuyện về thai phụ vỡ thai 18 tuần tại Hà Nội 

Chị B. nhập viện cấp cứu do vỡ tử cung và vỡ thai 18 tuần, máu chảy ồ ạt. Bác sĩ đã lấy ra trong bụng 3 lít máu. Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội vừa cấp cứu thành công trường hợp bị vỡ thai và tử cung hiếm gặp.

Thai phụ Trần Thị B., 35 tuổi, ở huyện Đông Anh, được chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, da tái nhợt. Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị, lan xuống 2 hố chậu khi đang mang thai lần 4 được 18 tuần.

Tình trạng của bệnh nhân khá nguy kịch do huyết áp tụt, mạch nhanh khó bắt. Siêu âm ngay tại giường, bác sĩ phát hiện bụng bệnh nhân chướng chứa nhiều dịch.

Nhận định bệnh nhân có thể bị vỡ tử cung tối cấp cứu, ngay lập tức, kíp trực bệnh viện đã phát đi "báo động đỏ", báo cáo Ban Giám đốc lập tức chẩn đoán liên khoa và chuyển ngay bệnh nhân lên phòng mổ.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện tử cung bị vỡ, máu chảy nhiều kèm vỡ nhau thai trên vết mổ tử cung cũ. Các bác sĩ đã lấy ra 3 lít máu đỏ tươi lẫn máu cục trong ổ bụng bệnh nhân đồng thời quyết định cắt tử cung bán phần để cầm máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viện nơi tiếp nhận thai phụ

Trong hơn 2 giờ phẫu thuật, thai phụ được truyền gần 4 lít máu và huyết tương, 5 lít dịch. Bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ, đang được theo dõi hậu phẫu.

Lạm dụng sinh mổ có thể dẫn đến vỡ thai 

Hiện nay, việc mổ đẻ đang có xu hướng bị lạm dụng, có nơi chiếm đến 60%, tỷ lệ chung tại TP.HCM khoảng 30%, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khoảng 50% sản phụ đẻ mổ. Trong khi trên thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai chỉ chiếm khoảng 15%.

So với đẻ thường, khi sinh mổ, đặc biệt từ lần sinh thứ 3 trở đi, thai phụ và thai nhi đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Nguy hiểm nhất là biến chứng nứt, vỡ tử cung trên vết mổ cũ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, thai phụ phải đối mặt nguy cơ dính ruột vào thành bụng, bàng quang; nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược; nhiễm trùng…

Do đó, bác sĩ luôn khuyên sản phụ chỉ nên sinh mổ trong các trường hợp bác sĩ chuyên khoa chỉ định như: sản phụ không thể đẻ được đường dưới do khung chậu người mẹ, thai to, ngôi bất thường, mổ đẻ cũ, rau tiền đạo, nhau bong non, các bệnh nặng của mẹ... để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Các thai phụ cũng đặc biệt chú ý khoảng cách sinh giữa 2 lần đẻ mổ, ít nhất cách nhau 3 năm.

Nguyên nhân vỡ thai, hay còn gọi là vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ 

Vỡ tử cung trong chuyển dạ được chia thành hai nhóm là vỡ tử cung tự nhiên xảy ra không do sự can thiệp thủ thuật và vỡ tử cung do can thiệp bởi các thủ thuật sản khoa như nội xoay thai, lấy đầu hậu trong đỡ đẻ ngôi ngược, đẻ thủ thuật forceps, giác hút, đẩy bụng trong giai đoạn rặn sổ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân từ phía mẹ

  • Sinh khó do khung chậu hẹp tuyệt đối, hẹp eo giữa và eo dưới, khung chậu méo... hoặc do có khối u tiền đạo như u cơ ở eo tử cung, u nang buồng trứng, một số u khác trong vùng tiểu khung...
  • Có sẹo mổ cũ ở tử cung
  • Đã sinh nhiều lần, có tiền sử đa thai nên cơ tử cung nhão, mỏng và dễ vỡ hơn
  • Nhiều lần phá thai, nạo thai

Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Thai nhi to toàn bộ có trọng lượng trên 4kg, gây bất tương xứng giữa thai và khung chậu của mẹ
  • Từng phần như thai bị não úng thủy
  • Do ngôi thai và kiểu thế thai bất thường: ngôi chỏm đầu cúi không tốt, ngôi mặt cằm cùng, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang
  • Đa thai dẫn đến các thai vướng nhau, dị dạng

Nguyên nhân do can thiệp gây ra

  • Mẹ bầu được thực hiện các thủ thuật không đúng chỉ định, chưa đủ điều kiện hoặc không đúng kỹ thuật.
  • Sử dụng thuốc tăng co không chính xác về chỉ định, liều lượng, không được theo dõi cẩn thận.

Phòng tránh nguy cơ vỡ thai 

Mẹ bầu trong quá trình mang thai cần biết cách dự phòng để hạ thấp tỷ lệ vỡ tử cung trong chuyển dạ bằng cách:

  • Khám thai thường xuyên đúng chỉ định trong thai kỳ để phát hiện sớm các nguyên nhân gây vỡ tử cung nói trên
  • Các thai phụ có sẹo tử cung phải được vào viện trước khi chuyển dạ để theo dõi và chỉ định can thiệp đúng lúc, hạn chế nguy cơ vỡ tử cung xảy ra
  • Trong chuyển dạ khám sớm để phát hiện nguyên nhân đẻ khó
  • Sử dụng biểu đồ chuyển dạ để theo dõi, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển dạ đình trệ, dọa vỡ tử cung để xử lý kịp thời
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định, liều lượng và phải được theo dõi cẩn thận, sát sao
  • Khi thực hiện các thủ thuật như xoay thai, cắt thai, giác hút... cần đúng chỉ định và đủ điều kiện, sau thủ thuật phải kiểm tra sự toàn vẹn của ống đẻ
  • Cấm đẩy bụng trong giai đoạn rặn sổ thai

Quá trình mang thai luôn tìm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, dẫn đến nhiều việc không hay cho mẹ và bé. Do đó, thai phụ lúc nào cũng phải nên cẩn trọng. Luôn cung cấp thông tin về những lần thai trước để bác sĩ biết hướng tư vấn, theo dõi và chăm sóc sức khoẻ thai phụ và thai nhi.

Nguồn tổng hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu