Cung cấp vitamin D cho bé thế nào là vừa đủ nhu cầu, giúp con tăng trưởng toàn diện?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vitamin D cho bé là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là hợp lý là điều mà các chị em phụ nữ rất quan tâm. Hãy cùng theAsiaparent tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tại sao phải bổ sung vitamin D cho bé?

Vitamin D là loại Vitamin dễ tan trong dầu, gồm 2 dạng chính là Vitamin D2 (Ergocaslciferol) và Vitamin D3 (Cholecalciferol). Cả hai dạng Vitamin D này đều được tạo ra khi tia cực tím B (UVB) của mặt trời tác động lên 1 dạng Cholesterol. Các vai trò của Vitamin D đối với cơ thể như:

  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và răng của trẻ
  • Vitamin D có chức năng tăng cường hấp thu và phân phối Canxi, bảo đảm cho quá trình hình thành cấu trúc xương
  • Tham gia quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể
  • Hỗ trợ hoạt động tế bào và kích hoạt hệ miễn dịch
  • Giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm thiểu các chứng viêm, sưng trên cơ thể

Nguyên nhân trẻ thiếu Vitamin D

Nguyên nhân thiếu vitamin D thường gặp:

  • Do trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Mẹ cho bé bú hoàn toàn. Tuy nhiên, sữa mẹ không đủ nguồn Vitamin D cung cấp cho bé. Do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng hoặc có tình trạng thiếu vitamin D nặng trong thời gian mang thai.
  • Bé ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thụ canxi) hoặc chế độ ăn thiếu chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn tiêu hoá kéo dài...).
  • Ảnh hưởng do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi cao có nhiều sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường,... làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để xây dựng và duy trì hệ xương và răng chắc khỏe. Trẻ bị thiếu vitamin có nguy cơ bị yếu xương, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như còi xương.

Các tác hại của thiếu vitamin D ở trẻ như xương yếu, chậm biết đi, chân cong và cổ tay hoặc mắt cá bị sưng. Nếu không điều trị kịp thời, còi xương có thể gây ức chế sự phát triển của cơ thể trẻ. Nghiêm trọng hơn làm biến dạng xương, gãy xương, thậm chí viêm phổi và co giật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên nếu thừa quá nhiều Vitamin D, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng canxi máu, bé bỏ bú mẹ, suy kiệt cơ thể, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị vôi hóa mạch máu, sỏi thận, tổn thương hệ tim mạch.

Dấu hiệu trẻ thiếu Vitamin D

Các dấu hiệu của hệ thần kinh bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
  • Hay ra mồ hôi về đêm, dễ bị co giật.
  • Trẻ có dấu hiệu chậm phát triển về thể lực, da xanh xao.

Các dấu hiệu của xương:

  • Răng mọc chậm, không cân đối, chậm biết bò, đi...
  • Hộp sọ bị biến dạng, xương sọ mềm, lõm, đầu bẹt.
  • Chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống

Liều lượng bổ sung Vitamin D cho trẻ

Liều lượng bổ sung cho trẻ theo tổ chức y tế thế giới (WHO):

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú mẹ một phần cần bổ sung vitamin D liều 400 IU/ ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.
  • Sữa bột trẻ em có 400 IU mỗi lít, vì vậy các bé uống ít nhất 1.000ml mỗi ngày là đủ. Nếu bé của bạn bú mẹ hoàn toàn hoặc nhận ít hơn 1.000ml sữa công thức mỗi ngày thì bạn nên cân nhắc đến việc bổ sung vitamin D cho bé.
  • Trẻ lớn > 12 tháng tuổi cần nhiều vitamin D hơn mỗi ngày. Mẹ có thể thông qua thực phẩm hoặc thuốc uống  bổ sung vitamin D đủ hàm lượng 600 IU/ngày ( tương đương 15mcg).

  • Bổ sung thêm Vitamin D trong thực đơn ăn dặm cho bé.
  • Trẻ thiếu vitamin D khi trẻ bị béo phì, trẻ sau phẫu thuật xương hoặc trẻ đang dùng thuốc động kinh. Các trường hợp này cần bổ sung vitamin D liều cao hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Vitamin D cho bé là dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển cơ thể. Hy vọng bài viết giúp mẹ hiểu hơn về lợi ích, hàm lượng Vitamin D phù hợp cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen