Viêm họng cấp ở trẻ em là một bệnh đường hô hấp khá phổ biến. Nếu phát hiện và có phương án điều trị sớm, bố mẹ sẽ giúp trẻ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp ở trẻ em
Bệnh này thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidan, viêm họng cấp ở trẻ em hay đến vào mùa lạnh.
Ho
Đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm họng cấp . Lúc đầu, trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm.
Sốt
Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường sốt. Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 – 40 độ C. Sau 2-3 ngày, trẻ không bớt sốt, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để tránh chuyển sang biến chứng.
Những biểu hiện khác
Viêm họng cấp ở trẻ em thường “báo động” bởi dấu hiệu khác như chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, thường thở bằng miệng. Bên cạnh đó, trẻ quấy khóc, biếng ăn vì khô, đau rát cổ họng, khó ngủ hay nôn, đi ngoài phân lỏng cũng là cách để bố mẹ biết trẻ đang bệnh.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp
Điều kiện sống không trong lành
Các tác nhân bên ngoài như khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, … là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp ở trẻ em.
Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm khiến bé viêm họng, quấy khóc.
Trẻ chuyển sang giai đoạn phát triển khác như mới đi học nhà trẻ, mới cai sữa, mới thay đổi chế độ ăn dặm.
Viêm họng cấp ở trẻ em có thể bị lây từ người khác.
Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm
- Virus: cúm, sởi.
- Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu, … Nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Tác nhân gây bệnh này có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.
- Nấm: Candida.
- Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm khiến các mô, cấu trúc trong vòm họng của trẻ bị viêm.
Biến chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
- Trẻ sốt cao liên tục dù đã dùng các biện pháp hạ nhiệt như thuốc và chườm ấm.
- Co giật, thở gấp, ho nhiều.
Biến chứng cụ thể của bệnh
- Sốt cao dẫn đến co giật
- Tình trạng sốt gần 40 – 42°C ở trẻ nhỏ là biến chứng phổ biến nhất. Tuổi càng nhỏ càng dễ co giật khi sốt cao. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu để đảm bảo an toàn cho tính mạng.
Nhiễm khuẩn huyết
Đây là một dạng nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Nguyên nhân chính là do sự xâm nhập liên tiếp của vi khuẩn gây bệnh vào máu. Nếu sau đợt viêm họng cấp từ 7 – 15 ngày, bố mẹ thấy trẻ sốt cao trở lại, run rẩy, tim đập nhanh, vã mồ hôi, hạ huyết áp đột ngột…thì trẻ đã bị nhiễm khuẩn huyết.
Biến chứng tại chỗ
Áp xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, áp xe thành sau họng… là những biến chứng phổ biến nhất của viêm họng cấp ở trẻ em.
Biến chứng viêm cầu thận cấp
Nếu trẻ bị phù, tăng huyết áp, tiểu ra máu, … thì trẻ đã bị viêm cầu thận cấp. Đây là tình trạng viêm không mủ ở tất cả các cầu thận ở hai bên thận.
Biến chứng thấp khớp cấp
Đây là biến chứng khá nguy hiểm đến khả năng vận động. Biểu hiện rõ nhất là các khớp bị viêm sưng, đỏ và đau ở khớp gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay. Thấp khớp cấp là trường hợp viêm cấp tính các khớp xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn.
Ngoài ra, một số biến chứng khác của viêm họng cấp ở trẻ em có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm khớp (thấp tim tiến triển), …
Lưu ý khi điều trị bệnh viêm họng cấp trẻ em
- Bố mẹ tránh lạm dụng kháng sinh. Trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh và giảm nguy cơ kháng kháng sinh cho bản thân trẻ và cộng đồng.
- Quan tâm đặc biệt trường hợp viêm họng ở các trẻ sơ sinh, đẻ non, suy dinh dưỡng và mắc bệnh tim bẩm sinh. Các bé có sức đề kháng yếu, dễ xảy ra các biến chứng.
- Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ.
- Tránh lạnh, khói bụi, nhất là lúc giao mùa.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
Xem thêm:
- Viêm phổi ở trẻ em – Cha mẹ cần phát hiện sớm trước khi quá muộn
- Viêm amidan ở trẻ – Đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường!
- Những câu hỏi thường gặp về bệnh tai – mũi – họng ở trẻ