Viêm gan B mang thai được không là mối quan tâm hàng đầu của các chị em vì lo sợ virut này sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi.
Siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai. Thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi. Nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Những nguy cơ thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ
Tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai như sau:
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu: tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%;
- Ở 3 tháng giữa: thai nhi có nguy cơ nhiễm bệnh là 10%;
- 3 tháng cuối: khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%;
Trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B không sử dụng biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm
Trong trường hợp này, nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ khoảng 90%. 50% trẻ trong số này bị viêm gan mạn tính. Bệnh có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.
Mẹ bị viêm gan B từ trước, đã điều trị bệnh ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động
Không ít bà mẹ biết mình nhiễm viêm gan B và đã điều trị ổn định. Khi đó nếu mẹ có thai, bé hầu như không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Trường hợp mẹ viêm gan B trở nặng vào cuối thai kỳ do không điều trị hoặc chữa không dứt điểm
Thai nhi có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ. Mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Vì vậy, mấu chốt không phải nằm ở vấn đề “viêm gan B mang thai được không”. Quan trọng là bạn phải biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Chị em nhiễm viêm gan B mang thai trước và trong khi mang thai để phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh
Viêm gan B mang thai được không, theo ý kiến bác sĩ, là hoàn toàn có thể. Tốt nhất, bạn nên xét nghiệm trước khi mang thai. Và xét nghiệm càng sớm càng tốt nếu bạn đã mang thai mà chưa xét nghiệm. Việc phát hiện sớm sẽ giúp tránh nguy cơ lây bệnh cho thai nhi. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ sản khoa để có biện pháp xử trí kịp thời.
Trước khi mang thai
Phụ nữ mắc virus viêm gan B cần điều trị thuốc kháng virus. Đây là cách để làm giảm nồng độ của virus trong máu. Tốt nhất là đến mức HBsAg (-) âm tính. Như vậy khả năng lây nhiễm là gần như không có. Trường hợp này, bạn vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên cần có sự kiểm tra mức HBsAG cẩn thận trước khi sẵn sàng có bé. Phụ nữ mắc viêm gan B có định lượng HBsAg dưới 5 đơn vị copi có thể mang thai an toàn.
Trong thai kỳ
Phụ nữ viêm gan B khi đã có thai nên dừng tất cả các loại thuốc trừ thuốc bổ cho mẹ bầu. Vào tháng thứ 7, 8, 9 của thai kỳ, mẹ cần tiêm mỗi tháng một mũi globulin miễn dịch. Đây là phương pháp để tránh truyền bệnh trong tử cung (từ mẹ sang con). Trong thời gian này, mẹ cũng cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Thế nên mẹ luôn cần chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý ở giai đoạn này.
Tiêm phòng Vắc xin Viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh
Tới hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn này. Trong quá trình sinh nở, máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu của con và dẫn đến việc lây truyền.
Nếu mẹ bị nhiễm HBV có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. Để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cho trẻ từ mẹ, chủng ngừa là cách phòng bệnh cho trẻ tốt nhất. 24 giờ sau sinh, trẻ cần được tiêm vacxin viêm gan B ngay lập tức để phòng bệnh.
- Trường hợp HBsAg dương tính (cơ thể đang nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở): Ngay sau sinh, bé được tiêm một liều thuốc kháng thể và một mũi vacxin ngừa viêm gan B thông thường. Vacxin được tiêm nhắc lại vào các tháng sau đó (theo sự hướng dẫn của các bác sĩ).
- Trường hợp mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính: Bé sẽ được tiêm hai liều kháng thể và một mũi vacxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vacxin tiếp theo sẽ được tiêm vào các tháng sau đó.
Phòng ngừa quan trọng hơn điều trị
Cách tốt nhất để phòng tránh việc mẹ lây truyền viêm gan B cho con là kiểm tra kỹ lưỡng. Các xét nghiệm viêm gan B hiện nay được thực hiện khá rộng rãi ở các cơ sở y tế trên cả nước. Chi phí thực hiện xét nghiệm cũng không hề đắt đỏ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai. Điều này không chỉ giúp mẹ bảo vệ bé mà còn là bảo vệ chính bản thân mình.
Xem thêm
Chích ngừa trước khi mang thai: Mẹ bầu không thể bỏ qua!
Những điều ba mẹ cần thuộc nằm lòng về lịch tiêm viêm gan b sau sinh cho trẻ
16 bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần biết