6 nguyên nhân gây nên tức bụng dưới khi mang thai

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, các mẹ không cần lo lắng nếu có hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tức bụng dưới khi mang thai, đây chỉ là một hiện tượng bình thường khi mang thai, các mẹ không cần phải quá lo lắng vì nó không ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nguyên nhân tức bụng khi mang thai là gì? Hãy tìm hiểu bài viết sau đây, đồng thời tham khảo cách làm xoa dịu giảm đau tức bụng các mẹ nhé!

  • Thế nào là hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai?

  • 6 nguyên nhân của tức bụng dưới khi mang thai

  • Cách giảm cảm giác đau tức bụng dưới khi mang thai

Thế nào là hiện tượng tức bụng dưới khi mang thai?

Tình trạng này có thể biểu hiện qua việc đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,…

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tức bụng khi mang thai khác gì so với với đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt?

Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không?

Trong quá trình mang thai, cơ thể của sản phụ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt cả trong và ngoài. Trong những tháng đầu tiên các mẹ thường bị căng tức bụng dưới hoặc đau bụng lâm râm như giai đoạn hành kinh do trứng đã thụ tinh bắt đầu di chuyển vào tử cung làm tổ. Càng về sau tử cung của mẹ càng to dần lên thúc đẩy bụng mẹ phải thay đổi để phù hợp sự với phát triển của thai nhi dẫn đến việc mẹ cảm thấy tức bụng dưới khi mang thai tháng cuối.

6 nguyên nhân của tức bụng dưới khi mang thai

1. Cơ thể thay đổi 

Theo các bác sĩ, vào những tháng đầu, hiện tượng tức bụng dưới và đau lâm râm là hoàn toàn bình thường. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến thai phụ tức bụng dưới khi mang thai.

Còn vào những giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị ra đời khi tăng nhanh về chiều cao và cân nặng thì sự phát triển nhanh chóng này chèn ép các dây thần kinh và từng thớ thịt trong bụng mẹ, dẫn đến những cơn nặng và tức bụng dưới.

2. Thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi nồng độ hormone khi có bầu cũng góp phần không nhỏ trong hiện tượng khó chịu này. Do hormone thay đổi, các dây chằng ở khuỷu tay và đầu gối cũng trở nên yếu hơn. Khi phải di chuyển nhiều, hoặc khi xách đồ nặng, áp lực xuống phần bụng dưới cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

3. Chế ăn uống 

Một nguyên nhân nữa là do chế độ ăn không cân bằng khiến mẹ bị táo bón. Táo bón khiến mẹ bị sình bụng, gây cảm giác nặng, tức bụng dưới và không hề dễ chịu.

Nguyên nhân khác cũng dẫn tới đầy hơi và táo bón là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hormone thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa
  • Tử cung phát triển gây áp lực lên hệ tiêu hóa

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng tiểu tương đối phổ biến trong thai kỳ, nhưng bác sĩ thường có thể điều trị dễ dàng. Và tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi đang mang thai. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau hoặc áp lực đau tức bụng dưới khi mang thai
  • Sốt
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
  • Cơ thể run rẩy
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Nước tiểu có mùi hôi, hơi đỏ hoặc đục

Các bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu nước tiểu để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, và đưa ra phương pháp điều trị.

5. Kéo giãn cơ và dây chằng

Càng về sau khi mang thai, các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung sẽ căng ra khi bụng nở ra theo sự lớn dần của thai nhi. Phụ nữ có thể cảm thấy đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau nhói ở một bên. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi đứng lên, ra khỏi giường hoặc đi tắm hoặc ho.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Quá trình chuyển dạ sinh non

Những cơn đau bụng không giảm đi khi thai phụ di chuyển có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non khi thai chưa tới tuần 37 của thai kỳ.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà bầu bị tức bụng trên: Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Tức bụng dưới vào tháng cuối của thai kỳ có phải dấu hiệu dọa sảy thai không?

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Đau hoặc áp lực đau tức bụng dưới khi mang thai
  • Một cơn đau lưng âm ỉ không hết
  • Đau bụng
  • Xuất hiện bệnh tiêu chảy
  • Cảm nhận các cơn co thắt
  • Sự thay đổi về số lượng hoặc độ đặc của dịch tiết âm đạo

Cách giảm cảm giác đau tức bụng dưới khi mang thai

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây
  • Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Vận động thường xuyên như yoga cho bà bầu để làm giảm tức bụng khi mang thai
  • Massage nhẹ nhàng, chườm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu
  • Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi
  • Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiều
  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước

Trong mọi trường hợp, hãy luôn thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng khó chịu này trong những lần khám thai. Tức bụng dưới khi mang thai tuy khá phổ biến nhưng cũng không nên ỷ y mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu