Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 có gì đặc biệt?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 có nhiều thay đổi khi mẹ đang chuẩn bị kết thúc tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ với những thay đổi rõ rệt về hình dáng và kích thước của bụng bầu. Thai nhi “có da có thịt” hơn và trở nên năng động. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ ràng chuyển động của thai nhi. Thậm chí, mẹ có thể đoán được tư thế nằm của bé trong bụng qua những lần chuyển động.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 24

Thời điểm này, bé của bạn nặng 600g, dài khoảng 30cm. Kích thước thai nhi nằm bắt đầu lấp đầy không gian trong tử cung của mẹ. Lúc này, bé vẫn còn nằm thoải mái trong tử cung nên thường thay đổi tư thế. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy khi em bé trườn hay quay người trong bụng mẹ.

Bạn đã có thể nhận ra được quy luật ngủ và thức của bé. Đôi khi, bé con lại thức vào lúc bạn cố gắng nghỉ ngơi. Ban đầu, cử động của bé còn nhẹ nhàng. Nhưng theo thời gian, những cú đấm và đá của bé ngày một mạnh hơn. Bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng. Nếu bạn có thể nhìn vào bụng lúc này, bạn sẽ thấy bé cử động cơ mặt của mình, có những biểu hiện như cười hay cau có.

Mặc dù còn khá lâu mới tới thời điểm chào đời, nhưng giờ đây phổi và các cơ quan khác của bé đã phát triển đầy đủ. Nghĩa là nếu được sinh ra trong tuần này, bé vẫn có cơ hội sống nếu được chăm sóc y tế. May mắn thay, khả năng bạn trở dạ sớm trong thời điểm này là rất ít. Vậy nên, bạn không cần quá lo lắng.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 25

Thai nhi bây giờ nặng gần 660g và cao hơn 34,6cm. Em bé không còn dài ngoằng và gầy gò nữa. Bé ngày càng giống một đứa trẻ sơ sinh hơn với làn da ngày càng mịn màng hơn.

Những sợi tóc trên da đầu của bé tiếp tục mọc dài ra. Màu sắc tóc dần rõ rệt. Sau khi sinh, tóc máu của bé thường rụng. Tóc mới sẽ nhanh chóng mọc ra thay thế.

Các giác quan của bé tiếp tục phát triển. Mí mắt của bé đang dần tách ra, nhưng con vẫn tiếp tục nhắm mắt ở thời điểm này. Tuy vậy, bé đã có thể cảm nhận ánh sáng qua mí mắt của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, bé cũng có thể phản ứng với tiếng động lớn đột ngột. Mẹ sẽ nhận thấy bé đá chân hoặc thay đổi tư thế nằm khi giật mình. Cũng ở trong giai đoạn này, bạn và bé đã có thể tương tác với nhau. Bạn có thể chạm vào bụng bầu để bé thay đổi tư thế nằm. Hoặc dùng đèn pin nhỏ với ánh sáng dịu nhẹ để thực hành thai giáo cho bé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 26

Em bé lúc này đã nặng khoảng 760g và dài 35.6cm. Cơ thể đang phát triển của bé được hỗ trợ bởi cột sống chắc khỏe. Cơ thể bé đã có 150 khớp và 1.000 dây chằng.

Phản ứng của bé với âm thanh ngày càng nhạy hơn khi bộ não phát triển. Em bé có thể nghe rõ ràng hơn và có thể nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ. Điều này sẽ giúp bé kết nối với bạn khi chào đời. Em bé sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi nghe được thanh âm quen thuộc từ giọng nói của bạn .

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phổi của bé tiếp tục hoàn thiện. Bên trong phổi của bé, chất hoạt động bề mặt đang phát triển. Đây là chất bao bọc bên trong các túi khí giúp chúng phồng lên và xẹp xuống hiệu quả. Tuy nhiên, phổi của bé vẫn chưa sẵn sàng để hít thở không khí.

Nếu là một bé trai, tinh hoàn của bé tiếp tục di chuyển từ khung chậu xuống bìu. Tinh hoàn thường đến được bìu trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên ỏ một số bé, điều này có thể xảy ra trong ba tháng đầu tiên của cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Vị giác của bé lúc này cũng đã phát triển đầy đủ. Phía trên nướu, những chiếc răng nhỏ đã bắt đầu hình thành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 27

Cân nặng chuẩn của thai nhi khoảng 875g và cao tầm 36.6 cm. Khoảng thời gian này, bé đã có thể mở mắt. Ban đầu, em bé chỉ mở mắt ra một chút và có thể sẽ chớp mắt nếu nhìn thấy ánh sáng rực rỡ xuyên qua bụng bạn.

Con sẽ có nhiều giai đoạn ngủ và thức hơn. Giống như bạn, bé cũng sẽ trải qua giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) khi ngủ và bé cũng có những giấc mơ. Trong khi mơ, mắt bé sẽ đảo đi đảo lại bên dưới mí mắt đang nhắm nghiền. Bé cũng có thể hít thở trong nước ối tích cực hơn khi ngủ. Những chuyển động thở này giúp phát triển phổi của bé hơn nữa, sẵn sàng cho ngày bé chào đời.

Bạn có thể nhận biết khi nào bé thức hoặc ngủ qua các cử động của bé. Chu kỳ thức, ngủ của bé lúc này sẽ không phụ thuộc vào ngày hay đêm. Bé có thể ngủ khoảng nửa tiếng và nằm im trong khi ngủ. Khi thức dây, em bé có thể thay đổi tư thế nằm, chuyển động nhiều hơn.

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 sẽ thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế nằm trong bụng mẹ. Ở những tháng tiếp theo, tư thế nằm của bé sẽ dần ổn định. Trong giai đoạn này, mẹ nên thường xuyên trò chuyện và tương tác với bé. Những hành động này sẽ giúp xây dựng tình mẫu tử, tạo điều kiện cho bé phát triển trí não và các giác quan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le