Sữa mẹ nóng khiến bé chậm tăng cân? Mẹo hay giúp mẹ nhiều sữa, con tăng cân vèo vèo

Tư thế cho con bú đúng cách với tư thế bú nằm bé sẽ ti được lượng sữa nhiều. Khi cho con bú ở tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người. Sau đó mẹ lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế cho con bú đúng cách đảm bảo con bú được những giọt sữa béo. Các mẹ cũng có thể vắt bỏ bớt lớp sữa đầu rồi mới cho con bú. Khi mẹ bỏ đi 1 phần sữa đầu cữ thì thời gian bú có thể ngắn hơn 20 phút. Nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng.

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ tăng cân thế nào là bình thường?
  • Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là hợp lý, hợp chuẩn người Việt?
  • Bú sữa mẹ mà ngày càng còi – Có phải do sữa mẹ nóng?
  • Mẹ ăn gì để sữa đặc và thơm hấp dẫn bé hơn?
  • Cách tập cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách để con nhận được hết chất béo ở cả 2 bầu vú

Trẻ sơ sinh bú mẹ tăng cân thế nào là bình thường

Tốc độ phát triển cân nặng của một đứa trẻ mới sinh bình thường khoảng 3 – 3,5 kg. Nếu bé có cân nặng dưới 2,5 kg, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Trong tháng đầu tiên, bé phải lên tối thiểu là 600g.

Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng. Nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh.

Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng.

Tư thế cho con bú đúng cách (Nguồn ảnh: istockphoto)

Hoặc bạn có thể dựa vào các mốc chính như:

10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.

5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Có thể bạn chưa biết:

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là hợp lý, hợp chuẩn người Việt

Theo báo dinh dưỡng, trẻ sơ sinh có thể giảm cân trong những ngày đầu sau khi sinh trước khi bắt đầu tăng cân cân từ giữa hoặc sau 1 tuần. Xét về mức tăng trung bình hàng tuần đối với các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sau đây là mức tăng cân trong giai đoạn năm tuổi đầu tiên của bé:

  • Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 – 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
  • Từ 3 – 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 – 600g.
  • 6 – 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 – 500g.
  • 9 – 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 – 400g.
  • 12 – 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 – 300g.
  • 2 – 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 – 200g.

Bú sữa mẹ mà ngày càng còi – Có phải do sữa mẹ nóng

Nhiều nghiên cứu khoa học, khảo sát chất lượng sữa mẹ ở các tầng lớp giai cấp khác nhau, thu nhập và điều kiện sống khác nhau trên thế giới cho thấy:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay cả khi chất lượng dinh dưỡng của bà mẹ có cách biệt nhau đến 200% (bồi dưỡng tối đa so với không có điều kiện bồi dưỡng), một số thành phần vẫn có hàm lượng y như nhau, một số thành phần chỉ khác nhau 10%. Và sữa mẹ của 2 nhóm đối tượng này đều ở trong ngưỡng dinh dưỡng tối ưu cho con.

Cũng như khẳng định của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam. “Quan niệm sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt là không chính xác. Cân nặng và sự phát triển của con phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khả năng hấp thụ của con, cách mẹ cho con bú… Sữa mẹ chứa đầy đủ các thành phần cần thiết cho một đứa trẻ. Và một số thành phần chỉ sữa mẹ mới có như DHA. Sữa mẹ cũng dễ hấp thụ nhất với trẻ”. Trẻ sơ sinh lười bú cũng không phải do sữa mẹ nóng.

Không có khái niệm sữa nóng nên đừng đặt câu hỏi sữa mẹ có bị nóng không và làm thế nào để cải thiện độ nóng đó. Chỉ cần bạn đảm bảo chế ăn uống đầy đủ trong thời gian cho con bú. Và cho trẻ bú đúng cách, chú ý thời gian cho trẻ sơ sinh bú, thì con yêu của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh.

Có hay không việc sữa mẹ loãng sẽ khiến con còi cọc?

Các chuyên gia khẳng định chất lượng của sữa mẹ thường không có sự khác biệt giữa các mẹ, sữa nhiều hay ít, đặc hay loãng thì cũng có thành phần khá giống nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa mẹ đặc hay loãng còn là do cơ địa. Không phải mẹ cứ ăn nhiều là sữa sẽ đặc. Vậy sữa mẹ bị loãng có đủ chất không? Việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến sự hấp thu của bé. Nên nhớ sữa đầu lúc nào cũng loãng hơn sữa sau, bác sĩ khuyên mẹ cần cho con bú 15 – 20 phút để con bú được tới phần sữa đặc.

Mẹ ăn gì để sữa đặc và thơm hấp dẫn bé hơn

Mẹ ăn gì để sữa đặc và thơm hấp dẫn bé hơn? (Nguồn ảnh: istockphoto)

1. Chế độ dinh dưỡng

Khi mẹ cho con bú, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng là rất lớn để đảm bảo cho bé có thể nhận đủ các chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.

Mẹ nên bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng: năng lượng khoảng 500 Kcal năng lượng mỗi ngày sẽ giúp mẹ có được 750 ml sữa mẹ cho bé. Đối với lượng chất đạm thì cần khoảng trên 28g mỗi ngày. Sắt, canxi và các loại vitamin là điều vô cùng cần thiết.

Theo ý kiến của bác sĩ, muốn có đủ sữa cho bé, mẹ cần đa dạng thực phẩm. Ví dụ mỗi bữa có 2 món ăn chính như thịt, đậu, hoặc cá và trứng… dầu mỡ và rau xanh, hoa quả tươi… Để có đủ chất dinh dưỡng, số lượng tăng hơn bình thường. Ví dụ mỗi ngày có thể tăng từ 1-2 bát cơm kèm theo thay đổi món ăn, ngày uống 2,5 lít nước. Bao gồm sữa, nước quả hoặc ăn hoa quả tươi, nước canh, nước lọc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ không nên chỉ chú trọng đạm mà cần kết hợp cả rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Chất đạm cũng nên đầy đủ cả đạm thực vật và đạm động vật. Ngoài ra, tâm lý của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa của trẻ sơ sinh bú mẹ. Mẹ càng thoải mái bao nhiêu, sữa sẽ càng tiết ra nhiều bấy nhiêu.

Còn nếu mẹ chỉ chăm chăm đếm xem mình được bao nhiêu ml sữa thì tình trạng sữa không ra sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

Vì thế mẹ cần tự nhắc mình trong đầu “Thoải mái, vui vẻ, thư giãn”. Nếu thấy căng thẳng, mệt mỏi quá thì mình xem phim, nghe nhạc, xem chương trình hài cho đỡ xì trét hoặc tranh thủ nhờ chồng, người thân trông bé chốc lát rồi chạy ra ngoài gặp gỡ, đi chơi cho đầu óc thoải mái là tốt nhất.

2. Mátxa ngực để kích thích tuyến sữa

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho con bú thường xuyên. Thì massage ngực cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc kích thích tuyến vú tiết sữa.

Có thể bạn chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mách mẹ cách cho bé bú để con nhận được hết chất béo ở cả 2 bầu vú

Tư thế cho con bú đúng cách, cho con bú ở tư thế nằm (Nguồn ảnh: istockphoto)

Có hai dạng sữa mẹ trong quá trình tiết sữa: sữa đầu cữ bú và sữa cuối cữ bú

Trong khoảng 10 phút đầu là sữa đầu cữ bú được cấp giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu. Lượng sữa nhiều, chứa nước, đường lactose, ít năng lượng và chỉ mang tính giải khát.

Sữa đầu thường trong, loãng như nước, khi bé bú có thể bắn thành tia nếu mẹ nhiều sữa. Sữa cuối cữ bú tiếp nối giai đoạn giữa cữ bú rất phong phú, nhiều cất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu. Vì đặc và béo hơn cũng chứa nhiều đạm. Đặc biệt chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào những phút cuối cùng tại bầu sữa mẹ.

Mẹ cần cho bé bú đúng cách

Nếu mẹ chỉ cho bé bú sữa ở sữa đầu cữ thì không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Bé có thể đã no sữa và không thèm bú tới phần sữa cuối là phần sữa có lượng chất béo cao nằm sâu trong bầu ngực của mẹ. Sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, trẻ đi tiểu nhiều, phân tỉnh thoảng mẹ quan sát được có màu xanh và sủi bọt. Là do khi đó, trong bụng bé có quá nhiều lactose.

Video cho mẹ tham khảo về cách cho bé ngậm khớp vú đúng

Cách tốt nhất là hãy cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên, để đảm bảo con bú được những giọt sữa béo. Các mẹ cũng có thể vắt bỏ bớt lớp sữa đầu rồi mới cho con bú. Khi mẹ bỏ đi 1 phần sữa đầu cữ thì thời gian bú có thể ngắn hơn 20 phút. Nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng.

Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân. Đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.

Cho con bú ở tư thế ngồi

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng chia sẻ “Tư thế cho bú thông thường các mẹ thường lựa chọn là tư thế ngồi. Thời gian cho bú có thể kéo dài vì thế mẹ nên chọn một điểm tựa, lót một chiếc gối êm sau lưng để hạn chế tình trạng đau lưng. Khi cho bú, hai tay mẹ tạo thành vòng cung ôm trẻ vào lòng, cho trẻ bú ngực nào thì dùng tay cùng phía đỡ trẻ. Cần đảm bảo đầu – lưng- mông trẻ nằm trên một đường thẳng, trẻ nằm nghiêng đối diện với bầu ngực của mẹ”.

Cho con bú ở tư thế nằm

Nếu mẹ không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ hoàn toàn có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú.

Tư thế cho con bú đúng cách với tư thế bú nằm bé sẽ ti được lượng sữa nhiều. Khi cho con bú ở tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với con sau đó đặt con sát cạnh người. Sau đó mẹ lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Cho con bú ở tư thế này, mẹ được thư giãn và thoải mái nhất nên mẹ rất dễ bị ngủ quên và con cũng vậy. Nếu mẹ ngủ quên mà không rút đầu ti ra khỏi miệng của con thì có thể xảy ra tình trạng đầu ti sẽ đè lên mũi của con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thực hiện tư thế này mẹ phải luôn tỉnh táo để vừa cho con bú vừa quan sát con, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của bé.

Nguồn tham khảo: Các tư thế cho con bú phù hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh