Tự nhiên mất sữa là sự cố luôn khiến các bà mẹ trẻ lo lắng nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu về hiện tượng này và có cách xử lý triệt để và an toàn.
Ai nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn không ít lần bị khủng hoảng khi lâm vào tình trạng mất sữa. Đây là hiện tượng các tuyến sữa ngừng hoạt động, không tiết sữa như bình thường. Liệu có “thủ phạm” vô hình nào đó khiến “nhà máy sữa” của bạn đình công hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tự nhiên mất sữa – Đâu là “thủ phạm” chính gây ra sự cố này?
Stress, trầm cảm sau sinh
Đây là vấn đề thường gặp đối với hầu hết các mẹ sau khi trải qua quá trình mang thai. Việc luôn có cảm giác nặng nhọc, mất sức sau khi sinh đẻ khiến. Trầm cảm sau sinh có thể thay đổi nồng độ hormone đột ngột, kiệt sức sau khi sinh. Áp lực rất lớn khi nuôi con nhưng thiếu sự quan tâm của người thân cũng khiến nhiều mẹ suy sụp. Ngoài ra, việc mẹ lo lắng quá mức về lượng sữa ít cũng là khiến lượng sữa càng ít dần hơn.
Nghỉ ngơi không hợp lý
Sau sinh cơ thể mẹ thường yếu, cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, việc chăm con rất vất vả có thể khiến mẹ mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, Một số mẹ phải làm việc sớm, quá sức dẫn đến hoạt động tuyến sữa bị yếu. Do đó, kéo theo tình trạng ít sữa, tắc sữa thậm chí mất sữa.
Uống thuốc tránh thai
Một số loại thuốc tránh thai chứa estrogen được khuyến cáo không sử dụng đối với các mẹ bỉm. Nguyên nhân là vì lượng hormone estrogen tăng cao sẽ ức chế hormone prolactin, là chìa khóa giúp sản xuất sữa. Nếu hàm lượng prolactin quá thấp sẽ kéo theo lượng sữa giảm dần.
Theo khuyến cáo của WHO, bạn nên uống thuốc tránh thai khi đang cho con bú loại POPs (progestin) sau 6 tuần hậu sản để không gây ảnh hưởng đến sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa.
Bạn tự nhiên mất sữa? Bỏ túi bí quyết gọi sữa về hiệu quả
Cho trẻ bú nhiều, đúng khớp ngậm
Sữa mẹ sản xuất theo cơ chế cung – cầu. Mẹ cho bé bú càng nhiều thì mẹ càng tăng tiết sữa. Cho trẻ bú theo nhu cầu, đặc biệt trong tuần đầu tiên khi mẹ bắt đầu có sữa. Đặc biệt chú ý đến tư thế cho bú để trẻ đúng khớp ngậm. Sai khớp ngậm khiến bé không mút được sữa, không kích thích được phản xạ xuống sữa và gây tổn thương cho đầu vú mẹ.
Ngủ đủ
Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để không rơi vào tình trạng quá mệt mỏi, căng thẳng. Tâm lý thoải mái sẽ giúp quá trình tiết sữa của mẹ thuận lợi hơn. Sự hỗ trợ từ phía gia đình cũng là điều cần thiết. Thay vì loay hoay với con suốt đêm, hãy chia ca trực đêm với chồng hoặc mẹ để bạn có chợp mắt nghỉ ngơi trong 3-4 tiếng.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước ấm là yếu tố then chốt giúp cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống nước chè vằng, sữa, ăn canh để không bị ngán. Hãy luôn chuẩn bị một chai nước nhỏ mang theo bên cạnh thường xuyên. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo mẹ không nên uống các loại có cồn như rượu, bia. Nguyên nhân là do chúng sẽ làm giảm sản xuất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Kích thích tuyến sữa
Mẹ nên vệ sinh đầu vú một cách nhẹ nhàng để đảm bảo “đầu ra” của tia sữa không bị nghẽn. Có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để “khởi động” tuyến sữa trước khi cho bé bú.
Lịch kích sữa khoa học dành cho mẹ tự nhiên mất sữa
Bạn có thể áp dụng cách kích sữa sau đây để sữa về nhanh hơn.
Hút ít nhất 8 lần/1 ngày, cứ 2– 3h/1 lần và đúng giờ không được bỏ cữ nào. Mỗi cữ không hút quá 30 phút. Các mẹ có thể tham khảo lịch 6h-9h-12h-15h-18h-21h-24h-3h-6h. Nếu mệt, các mẹ có thể dãn cữ ra ban đêm. Sau khi sữa về thành công lượng sữa đã đi vào ổn định các mẹ nên dãn cữ từ từ. Mỗi ngày hút 4 – 5 cữ và mỗi cữ có thể cách nhau 4 – 5h.
Mẹ phải thật kiên trì để kích sữa thành công. Những lần hút đầu tiên, chỉ có mẹ hút được vừa để tráng bình. Nhưng những ngày sau đó lượng sữa sẽ tăng dần lên. Bạn nên căn cứ vào tổng lượng sữa hút ra trong ngày chứ đừng quá chú ý vào lượng sữa của mỗi cử hút.
Nếu một ngày bỗng dưng mẹ tự nhiên mất sữa, hãy khoan vội hoảng hốt. Đây vốn là hiện tượng khá phổ biến khi nuôi con bằng sữa mẹ. Điều trước tiên bạn cần làm là cố gắng tìm ra nguyên nhân và chọn lựa biện pháp kích sữa phù hợp với mình. Chắc chắn nhà máy sữa mẹ sẽ vận hành trở lại thôi. Chúc bạn kích sữa thành công!
Xem thêm
Mách mẹ 10 mẹo hay chắc chắn làm tăng sữa mẹ
7 Quy tắc về Lưu trữ sữa mẹ – Hướng dẫn cho Nuôi con bằng sữa mẹ theo Pinay Nanay
Thiếu sữa cho con – 6 dấu hiệu làm mẹ lầm tưởng mình thiếu sữa
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!