Trong nhà có 2 bà đẻ có vất vả không, có khó khăn gì không?

Việc chị em dâu cùng sinh nở là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong một gia đình. Mặc dù vậy nếu không có cách cư xử khéo léo sẽ rất dễ đến chuyện xung đột, đặc biệt là khi nhà có thêm 2 em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong nhà có 2 bà đẻ tuy không phải là trường hợp hay xảy ra nhưng chắc chắn sẽ gây ra ít nhiều tình huống dở khóc dở cười. Hai bà đẻ trong cùng một nhà không phải là điều dễ dàng đối với cả bà đẻ lẫn bố mẹ chồng. Ở một số gia đình, đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra mâu thuẫn.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nhà có 2 bà đẻ có sao không?
  • Làm thế nào để trong ấm ngoài êm khi nhà có 2 bà đẻ?

Nhà có 2 bà đẻ – Muôn nỗi lòng khó nói

Gia đình có chị có em cùng sinh. Niềm vui hẳn nhân đôi. Tuy nhiên, chuyện trong nhà có 2 bà đẻ nhiều khi cũng dẫn đến tình huống dở khóc dở cười.

Như trường hợp của bà bầu có tên M.T dưới đây chẳng hạn. Mẹ ấy lấy chồng 2 năm mới cấn bầu có con nhưng đúng lúc ấy chị dâu lại cũng có thai con thứ ba, nên giờ này cô ấy đang vô cùng băn khoăn, bức xúc vì chuyện sẽ không được mẹ chồng chăm sóc nhiều vì bà phải san sẻ cho cả 2 cô con dâu.

Nhiều người cho rằng, có lẽ đây là tâm lý của một người phải chờ mong rất lâu mới sinh được con nên lúc nào cũng muốn tất cả sự quan tâm của gia đình phải được dành cho mình. Vì lý do đó, những lời chia sẻ của M.T đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các chị em.

Khám phá thêm:

Trong một câu chuyện khác, nhà có bà đẻ là hai chị em bạn dâu nhưng cách đối xử của bố mẹ chồng với con dâu khác nhau một trời một vực khiến con cái sinh ra tủi thân, thiệt thòi.

Khi em có bầu được 2 tháng thì chị dâu cũng có tin vui này. Khỏi phải nói bố mẹ chồng em đã mừng đến thế nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi chị sinh em bé, lúc này con em được 2 tháng nhưng em phải cơm nước, tắm cho cháu, giặt giũ cho cả nhà (Bố mẹ chồng đã về hưu nên làm đồng áng nhiều). Em không còn thời gian tắm và lo cho con mình. Nhiều lúc để con nằm khóc vì phải đi nấu cơm, phục vụ chị dâu mới sinh mà em đắng lòng.

Nhưng khi em nói với mẹ chồng thì mẹ bảo “Con là em thì phải nhịn chị ấy” (chị sinh thường, còn em sinh mổ). Nghĩ lại em thấy cùng cảnh con dâu đẻ nhưng bố mẹ chồng em đối xử bên trọng bên khinh quá. Bố mẹ chồng em cứ nghĩ chị là dâu trưởng nên mai này sẽ lo lắng mọi chuyện trong nhà.

Hai dâu cùng bầu: người là bà hoàng, người như ô-sin

Tết năm ngoái về nhà chồng, lúc ấy em bầu 13 tuần, còn chị dâu bầu được 6 tuần. Chị dâu là anh chồng lấy nhau lâu giờ mới cấn thai. Chị luôn lấy lý do mệt nên toàn ngủ dậy muộn (10 giờ mới dậy). Còn em phải loay hoay trong bếp từ 5 giờ sáng để làm cơm Tết cho nhà chồng.

Mẹ chồng em thương con dâu cả mang bầu khó khăn nên nấu trứng ngải cứu bê lên tận giường cho chị ấu. Còn em, cũng đang mang bầu mà mẹ lại bảo “Con thì không cần ăn” đã khiến em rất tủi thân.

10 giờ sáng, chị dâu dậy và ra ngoài ăn cơm với cả nhà. Ăn xong thì đi chơi đến tối mới về. Còn em không dám đi vì trời mưa phùn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sinh bé thì cả 2 bà bầu cùng về nhà chồng sinh em bé. Em thì bụng to mà vẫn tự đi mua đồ sơ sinh cho con. Mọi chi phí mua sắm em đều tự lo mặc dù bố chồng có chở em đi mua.

Chị dâu về nhà sau nhưng được cả bố mẹ chồng cùng đưa đi mua đồ sơ sinh. Lý do là vì chị ấy đi đến hàng bán đồ sơ sinh rồi kêu mệt nên quay về. Mặc dù thời điểm đi mua đồ của chị ấy chỉ cách khi em đi có 7 ngày.

Làm thế nào để trong ấm ngoài êm khi nhà có 2 bà đẻ?

Việc chị em dâu cùng sinh nở là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong một gia đình. Mặc dù vậy nếu không có cách cư xử khéo léo sẽ rất dễ đến chuyện xung đột, đặc biệt là khi nhà có thêm 2 em bé. Sự chăm sóc sau sinh của gia đình với con dâu mà không công bằng sẽ càng dễ dẫn đến mâu thuẫn chị em.

Do đó, lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý là người trong cuộc nên chủ động, nói chuyện thẳng thẳn với nhau. Cũng như tốt nhất nên thoải thuận về những điều sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phân công công việc cụ thể

Tuy sống cùng một mái nhà, gia đình của mỗi người có lịch trình sinh hoạt khác nhau. Tốt nhất, chị em dâu chung nhà, chung bếp nhưng nên nấu nướng riêng để tránh việc tị nạnh, cãi nhau chuyện cơm nước nhà cửa, bất đồng do không thống nhất món ăn, khẩu vị chung, phân công trách nhiệm của mỗi người.

Khám phá thêm:

Hai chị em nên ngồi lại với nhau, lịch sự nhưng thẳng thắn trao đổi những vấn đề không bằng lòng ở nhau: về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.

Đóng góp tài chính hợp lý cho bố mẹ chồng và cho sinh hoạt chung

Chị em dâu sống chung dưới một mái nhà nên có thoả thuận cụ thể về vấn đề tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất, không gian sống riêng của mỗi nhà nên gắn đồng hồ điện, đồng hồ nước riêng, tuỳ theo mức dùng hàng tháng mà chi trả cho đúng.

Đối với các khoản chung như tiền điện sinh hoạt không gian chung, tiền bếp ga, tiền nước, tiền góp cho bố mẹ chồng… nên thoả thuận và chia đều cho các bên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mọi sự thỏa thuận trở nên khó nói, gây áp lực cho cả 2 bên và có sự đối xử bất công giữa bà đẻ này với bà đẻ kia thì các mẹ nên mạnh dạn trao đổi với bố mẹ chồng và anh chị em trong nhà để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương