5 bước nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ có biết trí tuệ cảm xúc EQ là yếu tố quyết định thành công và có cuộc sống hạnh phúc cho con! Để xây dựng và nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con nhưng không biết bắt đầu thế nào và từ đâu thì hãy đọc 5 bước nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc EQ cho con ba mẹ nhé !

1. Thừa nhận quan điểm của con và đồng cảm với con

Ngay cả khi bạn không thể “làm bất cứ điều gì” về những rối loạn, khủng hoảng, khóc lóc của con, việc đầu tiên là hãy thừa nhận những cảm xúc của con và thể hiện sự đồng cảm.

Chỉ cần được hiểu sẽ giúp con người buông bỏ những cảm xúc khó chịu, buồn, giận dữ….. Nếu khó chịu của con có vẻ vượt ngoài tầm kiểm soát so với tình hình, hãy nhớ rằng con đang lưu trữ cảm xúc và sau đó từng bước trải nghiệm cảm xúc đó khi tìm thấy một nơi trú ẩn an toàn. Sau đó con sẽ vượt qua.

Sự thấu hiểu không có nghĩa là ba mẹ phải đồng ý, và chiều theo con –  chỉ là ba mẹ đồng cảm về cảm xúc – hiểu được tại sao con như thế và cảm thấy ba mẹ cũng như thế nếu việc ấy xảy ra với mình. Chúng ta đều biết cảm giác của chúng ta sẽ tốt hơn rất nhiều khi chúng ta có người đồng cảm.

Sự đồng cảm sẽ xoa dịu mọi tình huống khó khăn của con:

“Mẹ biết đang chơi vui mà phải dừng lại thì thật kinh khủng, nhưng bây giờ đã là giờ ăn tối rồi con ạ!.” “Mẹ biết là con ước gì mẹ luôn hiện diện bên con bất cứ lúc nào, phải không?” “Mẹ biết con đang rất giận dữ vì không được chơi món đồ đó !”

Tại sao điều này khuyến khích trí tuệ cảm xúc EQ:

  • Cảm giác hiểu được/ nhận được sự đồng cảm sẽ kích thích những tế bào sinh hóa một cách nhẹ nhàng; tiến trình làm dịu này, ba mẹ giúp con xây dựng là điều mà con sẽ sử dụng khi con lớn lên, con sẽ sử dụng kỹ năng này để vượt qua, để kiểm soát những cảm xúc của mình.
  • Trẻ em phát triển sự đồng cảm bằng cách trải nghiệm nó từ những người khác.
  • Bạn đang giúp con suy ngẫm về kinh nghiệm của con và những gì gây nên cảm xúc của con.
  • Đối với bé nhỏ, chỉ cần nêu được tên cảm xúc là điều tiên quyết đầu tiên.

2. Cho phép và khuyến khích thể hiện cảm xúc của con

Bé chưa và không thể phân biệt giữa cảm xúc của mình và “bản thân” mình. Chấp nhận cảm xúc của con, thay vì từ chối hoặc giảm thiểu chúng, việc chúng ta từ chối cảm xúc của con – mang đến thông điệp rằng con không nên thể hiện cảm xúc của mình ra, và từ đó con sẽ có xu hướng giấu, kìm nén những cảm xúc đó đi. Một khi thói quen này hình thành thì rất khó cho con có thể cởi mở và thể hiện cảm xúc của con.

Việc từ chối nỗi sợ hãi hay giận dữ của con sẽ không thể ngăn cản con khỏi những cảm xúc đó, nhưng nó cũng có thể buộc con phải kìm nén cảm xúc lại. Thật không may, cảm giác kìm nén không phai mờ đi, như những cảm xúc đã được tự do thể hiện. Chúng bị mắc kẹt và tìm cách thoát ra. Bởi vì chúng không bị kiểm soát có ý thức, chúng bật ra khi có bất cứ điều kiện nào liên quan và hoàn toàn không thể kiểm soát hay điều chế. Vì vậy khuyến khích thể hiện cảm xúc cùng là một phần của việc quản lý cảm xúc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao điều này khuyến khích trí tuệ cảm xúc EQ:

  • Sự chấp nhận cảm xúc của con sẽ giúp con chấp nhận những cảm xúc của chính mình, đó là những gì cho phép chúng ta giải quyết cảm xúc của mình và tiếp tục, từ đó con có thể điều chỉnh cảm xúc của chính mình tốt hơn.
  • Sự khuyến khích con thể hiện cảm xúc dạy cho con rằng cuộc sống tình cảm của con là bình thường và không nguy hiểm, không đáng xấu hổ, và có thể quản lý được. Con không cần phải giấu diếm hay kìm nén nó, vì tất cả đều là sự trải nghiệm và học cách kiểm soát cảm xúc.

3. Lắng nghe cảm xúc của con bạn

Hãy nhớ rằng, cơn thịnh nộ không bắt đầu tiêu tan cho đến khi nó cảm thấy được nghe thấy. Cho dù con bạn 6 tháng hay mười sáu tuổi, bé đều cần bạn lắng nghe những cảm xúc mà bé thể hiện.

Một khi con cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình, con sẽ nhẹ nhàng và tiếp nhận đi qua cùng cảm xúc.

Tuy nhiên ba mẹ phải tạo được cảm giác an toàn để cho con thoải mái thể hiện những cảm xúc đó, con cần phải biết rằng bạn đang có mặt và lắng nghe, cũng như sẽ nhận được sự đồng cảm. Và con theo bản năng biết cách tự chữa lành bản thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Tại sao điều này khuyến khích trí tuệ cảm xúc EQ:

  • Bản chất hành trình cảm xúc lành mạnh của con người là di chuyển qua chúng ta, làm chúng ta ngụp lặn trong cảm xúc đó, và sau đó sẽ đi ra. Khi chúng ta chống lại chúng hoặc kìm nén chúng, cảm xúc bị kẹt bên trong chúng ta hơn là tìm cách đi ra.
  • Nhưng trẻ em sợ hãi những cảm xúc mạnh mẽ của mình áp đảo mình, vì vậy bé sẽ cố gắng để chống lại chúng cho đến khi bé cảm thấy an toàn, đủ để trải nghiệm chúng. Bởi vì cảm xúc được lưu trữ trong cơ thể, cơn giận dữ là cách tự nhiên để giúp trẻ nhỏ trút hết cảm xúc ra.
  • Khi chúng ta giúp con cảm thấy đủ an toàn để cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình, chúng ta không chỉ chữa lành tâm hồn và cơ thể của con; chúng ta đang giúp con tin tưởng vào quá trình cảm xúc của chính mình để con có thể xử lý cảm xúc của mình khi lớn lên.

4 – Dạy giải quyết vấn đề

Cảm xúc là những thông điệp. Dạy cho con bạn thở qua chúng, cảm nhận chúng, trải nghiệm chúng mà không cần phải hành động với chúng, và, một khi chúng không có cảm giác mạnh mẽ, giải quyết vấn đề là hành động cần thiết.

Đa phần một khi trẻ em (và người lớn) cảm thấy cảm xúc của mình được hiểu và chấp nhận, cảm xúc đó dần đi qua. Điều này để lại một hướng mở cho giải quyết vấn đề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đôi khi, con có thể tự làm điều này. Đôi khi,  con cần sự giúp đỡ của ba mẹ để cùng lựa chọn hướng giải quyết. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên can thiệp vào khi con yêu cầu sự giúp đỡ, và ngay cả sự giúp đỡ chỉ mang đến những lời khuyên chứ không phải là người quyết định thay con. Hãy để con tự mình quyết định và xử lý cảm xúc của mình.

Tại sao điều này khuyến khích trí tuệ cảm xúc EQ:

  • Trẻ em cần thể hiện cảm xúc của mình, nhưng chúng cũng cần phải biết cách dịch chuyển bánh răng để tìm ra giải pháp xây dựng cho các vấn đề. Điều đó đòi hỏi sự thực hành và mô hình hóa trong phần trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn của cha mẹ.
  • Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ đơn giản là cảm thông với con trẻ là chưa đủ để dạy cho con quản lý cảm xúc của mình, bởi vì con có thể bị mắc kẹt bởi lòng thương xót của chúng ta và không thoát ra hay không muốn thoát ra. Và khi gặp chuyện con chạy đi tìm sự đồng cảm và không tìm cách để giải quyết vấn đề.
  • Giảng dạy con trẻ tôn vinh cảm xúc của mình thì cũng quan trọng như là việc con trẻ cần xử lý và giải quyết vấn để khác nhau trong cuộc sống của mình sẽ giúp con trở nên mạnh mẽ hơn
  • Tất cả trẻ em cần huấn luyện để học cách thể hiện nhu cầu của mình mà không tấn công người khác.

5. Hoạt động chơi với cảm xúc để thực hành giải quyết các vấn đề của cảm xúc 

Khi ba mẹ nhận thấy một cảm xúc tiêu cực mà con đang phát triển, hãy hiểu rằng con đang bị mắc kẹt trong cảm xúc đó và không biết cách xử lý chúng. Vì vậy hoạt động chơi với cảm xúc sẽ là liều thuốc tốt nhất để xử lý.

Ví dụ: Bé bốn tuổi luôn luôn muốn mẹ, bám mẹ, đeo mẹ. Thay vì luôn than phiền và chỉ trích con việc bám mẹ. Hãy cho bé chơi trò chơi – ba/ bố sẽ là người ở giữa (như là một vật cản) – cho bé cố gắng vượt qua. Ba/ bố có thể nói – lần này bố chắc chắn sẽ mạnh hơn con và ngăn được con cho dù con chỉ cần chạy quanh và đẩy bố. Và bé sẽ nhào vào đẩy bố , bố sẽ cố gượng và thua bé.

Bé sẽ cười khúc khích và tự hào và có cơ hội chứng minh rằng mình có thể có mẹ của mình. Bé cũng có dịp sẽ trút ra tất cả những lo lắng mà luôn muốn ở gần bên mẹ, và bé có thể cố gằng hết sức vượt qua rào cản khi cần mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao điều này khuyến khích trí tuệ cảm xúc EQ:

  • Tất cả trẻ em đều có cảm giác lớn mỗi ngày. Họ thường cảm thấy bất lực và xô đẩy mọi thứ xung quanh, tức giận, buồn, sợ hãi hoặc ghen tuông. Những đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc sẽ xử lý những cảm giác này bằng cách chơi đùa, đó là cách mọi đứa trẻ học. Giúp con “chơi” với những xung đột nội tâm lớn của mình để cho con giải quyết các tồn đọng của cảm xúc và con có thể chuyển sang thử thách phát triển phù hợp với độ tuổi tiếp theo.
  • Con chưa có đủ từ ngữ để diễn tả hết những cảm xúc sâu bên trong; điều đó thật khó khăn ngay cả đối với hầu hết người lớn. Nhưng thông qua cách chơi, con có thể chơi chúng một cách tượng trưng và giải quyết chúng mà không cần phải nói về chúng.
  • Tiếng cười giải phóng các hormon căng thẳng cũng như nước mắt – và vui hơn rất nhiều.

Biên soạn cho the Asian parents Vietnam

Tham khảo – AhaParenting

Hình ảnh – Internet

Các bài liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis