Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt, mẹ có nên lo lắng?

Mụn ở mặt trẻ sơ sinh đến từ nhiều nguyên nhân. Có loại lành tính sẽ tự khỏi nhưng cũng có loại khó điều trị hơn. Vậy khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt khiến mẹ bỉm lo lắng mà không tìm được hướng giải quyết. Mụn nổi trên mặt trẻ có thể là mụn sữa, rôm sảy, phát ban, mụn nhọt hoặc do dị ứng,...Để phân biệt và hiểu rõ về từng loại, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau nhé!

  • Nguyên nhân và cách xử lý 1 số trường hợp trẻ bị nổi mụn trên mặt
  • Lưu ý cho mẹ khi bé có những nốt mụn trên mặt

Một số nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt

1. Mụn sữa

Mụn sữa là gì? Đây là tình trạng rất dễ gặp ở các em bé mới sinh và trong khoảng 3 tuần đầu. Mụn sữa có thể xuất hiện li ti ở mặt, cổ, tay chân và lưng vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng sẽ tự biến mất mà bố mẹ không cần can thiệp gì.

Bác sĩ Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết: Trẻ sơ sinh nổi mụn kê trên mặt là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Theo ước tính, trung bình cứ 10 trẻ mới sinh thì có 4-5 bé bị ban hạt kê (hay còn gọi là mụn sữa). Do da của bé chưa trưởng thành nên các ống tuyến nằm dưới da bị tắc nghẽn, tạo thành các túi nhỏ li ti chứa các mảng chất sừng. Chúng có thể tự biến mất sau vài tuần nếu được da mặt bé được vệ sinh đúng cách.

Cách điều trị mụn sữa

Khi trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt hoặc mụn đỏ và xác định là mụn sữa, mẹ cần lau người cho bé sạch sẽ, thường xuyên, thay quần áo cho bé và không ủ bé quá nóng, chảy mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu sau 3 tháng mụn sữa của bé không mất hoặc mụn mọc to, có mủ, mẹ cần mang bé đi khám để không nhầm lẫn với bệnh viêm da.

Bạn có thể chưa biết:

10 mẹo hay “đánh bay” nỗi lo trẻ sơ sinh bị kê dành cho mẹ

Lo lắng vì bé sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu, hãy học ngay cách xử lý!

2. Rôm sảy

Bé bị rôm sẩy do đâu? Thời tiết ở vùng nhiệt đới rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh, sợ bé giật mình nên ủ bé quá chặt, quá nóng của bà và mẹ cũng khiến bé sễ lên rôm sảy ở mặt, đầu và lưng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc này các tuyến hồ hôi của bé bị tắc khiến rôm sảy mọc lên. Mẩn đỏ do rôm sảy thường lên từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu.

Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 độ dày da người lớn nên rất dễ bị tổn thương. Hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

Trẻ bị rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu (Ảnh: istockphoto)

Cách điều trị rôm sảy

Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, để bé mặc quần áo thoáng mát và không quấn khăn. Đặc biệt, bố mẹ cũng cần tạo không khí phòng thông thoáng, bật quạt nhẹ để không khí lưu thông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu cho bé bú, mẹ không nên ăn các loại thức ăn nóng như mít, nhãn, sầu riêng, vải… mà nên uống nhiều nước và ăn rau.

3. Phát ban

Dấu hiệu phát ban ở trẻ: Da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt.

Cách điều trị khi trẻ phát ban

Các vết ban này thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Mẹ cần tránh chà xát vùng da này và không nặn mụn của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Dị ứng khiến trẻ sơ sinh nổi mụn ở mặt

Dị ứng thời tiết là một dạng phổ biến nhất. Khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với các tác nhân khác như phấn hoa, khói thuốc cũng khiến da bé ngứa ngáy và nổi mẩn.

Một số em bé dị ứng với đạm có trong sữa bò. Dấu hiệu dễ thấy là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt.

Trẻ bị dị ứng nổi mụn trên mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: istockphoto)

Cách điều trị nổi mẩn do dị ứng:

Nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa. Mẹ chỉ có thể hạn chế cho trẻ bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi biết trẻ dị ứng với loại thức ăn nào đó, mẹ cần tránh cho bé ăn.

Không cho trẻ chà xát lên vùng da dị ứng gây trầy xước. Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do dị ứng, mẹ nên cho bé bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn dặm hoặc qua chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú để tăng sức đề kháng cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt – Bé bị bệnh gì vậy?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Có cách nào điều trị hiệu quả không?

5. Mụn nhọt

Mụn nhọt ở trẻ rất dễ nhận biết cho mụn xuất hiện riêng lẻ từng cái và sưng to. Một số mụn có thể bị mủ.

Cách điều trị mụn nhọt

Với những trẻ bị mụn nhọt, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn. Sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ không nên tự ý nặn mụn cho trẻ. Nếu mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, không tự ý mua thuốc bôi có thể gây nhiễm trùng.

Mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt?

Mụn ở mặt trẻ sơ sinh đến từ nhiều nguyên nhân. Có loại lành tính sẽ tự khỏi nhưng cũng có loại khó điều trị hơn. Vậy khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt thì mẹ nên làm gì?

  • Mẹ nên bình tĩnh và quan sát trạng thái da của bé. Ngoài ra, mẹ nên theo dõi xem bé có biếng ăn, bỏ bú hay khó chịu gì không. Những thông tin của mẹ sẽ giúp cho các y bác sĩ dễ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân khi thăm khám
  • Vệ sinh cho bé sạch sẽ
  • Không nên tự ý bôi sữa mẹ hoặc thuốc lên mặt và người bé
  • Giữ cho môi trường của bé ấm áp nhưng thoáng khí
  • Mẹ không nên chạm vào các vết mụn mẩn trên da bé quá nhiều. Mẹ cũng nên ngăn bé tự cào mặt hay gãi để tránh vết mụn mẩn lan rộng hoặc nhiễm trùng

Không nên tự ý bôi sữa hay thuốc lên mặt bé (Ảnh: istockphoto)

Lưu ý khi mẹ sử dụng biện pháp dân gian như: tắm lá chè xanh, mướp đắng, lá kinh giới, lá khế, lá tía tô, lá dâu tằm hoặc các bài thuốc khác để tắm cho trẻ. Bởi da trẻ rất nhạy cảm hoặc đối với các bé có tiền sử dị ứng da thì việc chữa trị bằng phương pháp dân gian là rất nguy hiểm, sẽ để lại những hậu quả ảnh hưởng đến da trẻ về sau. Bố mẹ nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối không sử dụng muối và chanh để dùng trên da trẻ, bởi trong chanh có thành phần axit cao sẽ gây tổn thương da trẻ.

Một làn da mềm mịn, khô thoáng của bé là niềm ao ước của mọi bà mẹ. Tuy nhiên, khi bé có các vấn đề về da, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, mẹ nên bình tĩnh quan sát và cùng với bác sĩ hỗ trợ điều trị cho con.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Momaya