Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ho có nhiều đờm đặc?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh nhiều đờm sẽ khò khè, khó chịu và mất ngủ. Tuy nhiên, ho có đờm lại là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiều đờm

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt. Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô trẻ thường ho nhiều và kèm theo đờm.
  • Thời tiết ẩm ướt. Đây là điều kiện để vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở nhiều, tồn tại lâu ngày và phân tán ra không khí. Chúng sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ dẫn đến trẻ bị ho có đờm.
  • Do bệnh lý. Trẻ sơ sinh nhiều đờm và sổ mũi kèm theo sốt từ 39-40 độ C, hoặc cao hơn là do trẻ bị viêm phổi, viêm họng cấp và viêm phế quản.
  • Dị ứng khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, thực phẩm, lông thú nuôi, ...

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nhiều đờm

Cho trẻ uống nước

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ thường không cần uống nước. Nhưng khi trẻ ho có đờm, các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước. Bạn có thể cho nước vào bình sữa để trẻ mút, hoặc đút bằng muỗng.

Đây là phương pháp làm loãng đờm rất hiệu quả. Nước không chỉ giúp trẻ giảm ho mà còn làm dịu cơn rát họng.

Thường xuyên vỗ lưng cho trẻ

Trẻ sơ sinh nhiều đờm trong cổ họng khiến tuần hoàn máu không được lưu thông. Phương pháp này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi. Đờm trong phế quản long dễ thải ra.

Mẹ cho trẻ nằm nghiêng, chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Cho trẻ nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay nhau.

Mẹ nên vỗ 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần vỗ vài phút. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng trẻ, dùng khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hút đờm cho trẻ

Mẹ nên giúp trẻ hút chất đờm đặc bên trong mũi bằng các thiết bị hút chuyên dụng. Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ khạc đờm ra ngoài. Nếu sau hút đờm 5-10 phút trẻ còn khò khè, khó chịu, mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa.

Tuy nhiên, mẹ không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Lúc này, tình trạng ứ đọng chất nhầy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các cách khác

Nếu trẻ hắt hơi nhiều lần trong ngày và sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho trẻ. Liều lượng hợp lý là 6-7 lần mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp trẻ nhanh hết đờm hơn.

Đồng thời, mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hợp lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nâng cao gối khi trẻ ngủ cũng giúp trẻ giảm đờm. Tư thế này không chỉ giúp đờm không bị ứ tắc ở cổ họng mà còn cho trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Hơi nước ấm có tác dụng làm loãng đờm. Kết hợp massage vùng lưng, ngực sẽ giúp giảm cơn ho cho trẻ. Mẹ đừng quên luôn giữ ấm cho trẻ, kể cả khi ở trong nhà ở ngoài trời.

Có thể cho bé uống thuốc tiêu đờm khi bị đờm đặc không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thuốc tiêu đờm có tác dụng làm thay đổi cấu trúc của dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản, làm giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản, khiến chúng có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động ho khạc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc có thể được chỉ định cho trẻ để làm giảm đờm nhưng cần được theo dõi kĩ trong quá trình sử dụng do có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc tiêu đờm mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nhiều đờm

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà trẻ vẫn còn ho có nhiều đờm, mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian dưới đây.

Dùng tinh dầu tràm

Mùi hương của tinh dầu tràm làm sạch bầu không khí, giúp dễ đi vào hệ hô hấp. Các chất nhầy và đờm trong khí quản bị làm cho tan chảy. Trẻ hít thở dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể:

  • Dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, khăn, yếm, ... của trẻ. Tuyệt đối không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da non nớt của trẻ.

Chưng lá hẹ với đường phèn

Mẹ chọn 5-7 lá hẹ tươi xanh, rửa sạch, cắt ngắn vừa phải. Sau đó, mẹ cho vào 1 muỗng đường phèn và trộn đều lên. Hấp cách thủy hỗn hợp này khoảng 15 phút, lọc lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ, tần suất 3 lần/ngày. Uống khoảng 3-5 ngày thì ngưng.

Để đánh giá phương pháp dân gian như chưng hẹ đường phèn, lê hấp cách thủy trị tiêu đờm hay các loại siro tiêu đờm bán trên thị trường, bác sĩ Nam cho biết: Một số bài thuốc dân gian như dùng lá hẹ chưng với đường phèn, hấp cách thủy quả lê,... vẫn được sử dụng để giúp giảm đờm ở trẻ nhỏ. Tuy chưa có bằng chứng khoa học chứng minh nhưng các cách trên vẫn cho thấy hiệu quả hỗ trợ giúp trẻ mau khỏi bệnh. Bên cạnh đó, một số mẹ vẫn cho trẻ sử dụng siro tiêu đờm tự mua trên thị trường nhưng không biết được rằng chúng có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm vì chứa các thành phần thuốc tiêu đờm và long đờm, không thể tự ý sử dụng mà không có chỉ định và theo dõi của nhân viên y tế.

Trẻ sơ sinh nhiều đờm kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác. "Bỏ túi” những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ đờm trong khoang mũi, họng, giúp trẻ dễ chịu hơn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le