Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và cách xử lý mẹ nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên, thường xảy ra ở tháng đầu tiên. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, từ tháng thứ 2 trở đi, tình trạng này sẽ giảm dần do trẻ đã thích nghi với môi trường.

Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm song các mẹ cũng không nên lơ là. Tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

Thế nên để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của con, bạn có thể áp dụng những phương pháp giúp hạn chế việc trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nguyên nhân sinh lý

Phản xạ tự nhiên:

Giật mình là phản xạ tự nhiên đặc trưng ở trẻ nhỏ khi vừa chào đời. Sau khi sinh, bé phải chuyển từ môi trường trong tử cung mẹ sang môi trường bên ngoài.

Phản xạ giật mình là cách mà bé tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa. Đây là một phản xạ bình thường, không gây nguy hiểm.

Thông thường, hiện tượng giật mình sẽ giảm dần từ tháng thứ 2 và biến mất khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

Giật mình là một phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý sợ hãi:

Một vài đứa trẻ bị hồi hộp và lo lắng. Trong khi ngủ, bé có thể mơ thấy những điều kì lạ hoặc đáng sợ. Phản xạ giật mình thể hiện sự sợ hãi ở trẻ sơ sinh.

Tiếng ồn xung quanh:

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị giật mình lúc giữa đêm. Khi ở trong phòng cách âm kém, tiếng động lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra nếu đang ngủ lúc được bế, bé cũng có nguy cơ giật mình khi bị đặt xuống giường bất ngờ.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị ốm: Sự xuất hiện của những bệnh lý như ho, sổ mũi, giun sán… khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Thế nên trong lúc ngủ, trẻ sẽ dễ bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm.

Thiếu hụt canxi:

Việc thiếu canxi dẫn đến còi xương. Điều này làm bé hay rướn người dẫn đến giật mình khi ngủ. Ngoài ra, thiếu canxi còn khiến trẻ chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm…

Hệ thần kinh yếu, bị tổn thương:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vấn đề thần kinh cũng là nguyên nhân làm cho trẻ không ngon giấc. Thần kinh bị tổn thương hoặc bị rối loạn dẫn đến chứng giật mình khi ngủ.

Chứng trào ngược dạ dày: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị giật mình.

Những bệnh lý khác: Những đứa bé bị bệnh tim hoặc thiếu máu bẩm sinh có nguy cơ bị giật mình cao. Bởi vì cơ thể suy nhược, bé sẽ không thể ngủ ngon mỗi đêm.

Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ có nguy hiểm không?

Việc trẻ sơ sinh bị giật mình trong lúc ngủ là một phản xạ tự nhiên. Thế nên, nó sẽ không quá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là các mẹ có thể lơ là. Bạn cần lưu ý, hiện tượng giật mình ở trẻ kéo dài quá lâu sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

Thể chất:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé. Việc trẻ thường xuyên mất ngủ do giật mình ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn tăng trưởng. Từ đó, trẻ sẽ chậm tăng cân và khó phát triển chiều cao.

Hiện tượng giật mình kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé

Khả năng nhận thức:

Trong những năm tháng đầu đời, bộ não của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Thế nên, nó dễ bị tổn thương bởi những yếu tố kích thích bên ngoài.

Những đứa trẻ hay giật mình lúc ngủ sẽ có khả năng nhận thức kém hơn những bé khác. Bên cạnh đó, hiện tượng giật mình còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và tiêu hóa khiến dễ bị ốm vặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy cơ đột tử tăng cao:

Đây chính là hệ lụy nguy hiểm nhất mà phụ huynh cần cẩn trọng. Việc trẻ giật mình, quấy khóc liên tục sẽ gây ức chế hô hấp dẫn đến ngưng thở và tăng cao nguy cơ đột tử.

Cách xử lý giúp trẻ sơ sinh hết giật mình, ngủ ngon

Không gian yên tĩnh

Tiếng ồn là nguyên nhân chủ chốt khiến trẻ dễ bị giật mình và hoảng sợ. Vậy nên các mẹ cần cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh.

Phòng ngủ của bé cũng nên có khoảng cách với tivi, loa đài… Trong trường hợp nhà có nuôi thú cưng, bạn nên hạn chế cho chúng lại gần khi trẻ đang ngủ.

Môi trường thoáng khí, dễ chịu với sự yên tĩnh sẽ giúp bé ngủ sâu và ngon hơn. Đây là phương pháp lý tưởng giúp bé không còn bị tình trạng giật mình giữa đêm.

Không gian yên tĩnh giúp bé ngon giấc hơn

Cho bé bú no trước khi ngủ

Khi bị đói, bé có thể giật mình tỉnh giấc. Vì vậy, bạn cần chú ý cho bé bú đủ sữa trước khi ngủ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp con phát triển toàn diện và có được giấc ngủ ngon mỗi ngày.

Giữ bé ở khoảng cách gần mẹ

Nhiều bé hay bị giật mình do hoảng sợ. Do đó trong những tháng đầu đời, mẹ nên giữ bé ở gần. Trước khi để bé tự ngủ, mẹ có thể ôm con một lát. Đến khi con ngủ say, bạn có thể từ từ đặt bé xuống đệm.

Lưu ý rằng, các mẹ không nên để cho bé ngủ trên tay bởi sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Bạn hãy canh khi nào con đã thiu thiu ngủ thì có thể đặt bé xuống. Cách này vừa đảm bảo bé không bị giật mình lại vừa giúp bé không lệ thuộc vào mẹ.

Khuyến khích trẻ vận động

Những hình thức vận động nhẹ nhàng như co duỗi cơ bắp tay, bắp chân sẽ giúp tăng sức dẻo dai. Nhờ vậy, bé cũng sẽ dễ dàng kiểm soát phản xạ của mình và ít bị giật mình.

Các mẹ có thể hỗ trợ bé vận động bằng cách cho bé nằm sấp và tự tập ngóc đầu lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho con nằm trong lòng để tự kiểm soát cổ và đầu.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tuy là hiện tượng bình thường nhưng các mẹ vẫn cần lưu tâm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ