Trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối có phải bị bệnh tiêu hoá?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối khiến nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng không biết con mình có bị mắc các chứng bệnh tiêu hóa hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối

Do thức ăn của mẹ

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa khi trong quá trình cho con bú.

Nếu người mẹ ăn những loại thực phẩm khó tiêu như súp lơ xanh, các loại hạt, đậu đỗ hay các chất kích thích như rượu bia, café…cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sơ sinh hoạt động khó khăn khiến bé xì hơi liên tục.

Do trẻ bú không đúng tư thế

Khi trẻ sơ sinh bú không đúng tư thế hoặc do thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi thì sẽ dẫn đến tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí.

Một khi không khí dư thừa trong hệ tiêu hóa thì cơ thể bé sẽ buộc phải tống khứ lượng không khí này ra ngoài bằng cách làm cho bé ợ hơi và đánh hơi.

Bởi vậy, mẹ nên cho con yêu bú đúng tư thế, đầu của trẻ lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân người. Dù bé bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ thì cũng cần có sự hỗ trợ cho bé ợ hơi.

Do môi trường sống

Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn khiến con căng thẳng, mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối đáng lo lắng?

Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy thì trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài nếu không quá 10 lần/ngày  thì điều đấy là hoàn toàn bình thương không có gì phải lo lắng.

Khi trẻ xì hơi  niều hơn và khi xì hơi phát ra tiếng lớn, có mùi thối khó chịu thì có thể trẻ sơ sinh đã mắc phải những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Cha mẹ cần chú ý tới biểu hiện xì hơi ở trẻ nhỏ vì khi đấy có thể trẻ đang gặp phải những vấn đề như táo bón, mất ăn, mất ngủ do thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày lâu ngày… Cần đưa ra những bện pháp khác phục kịp thời ngay nếu để lâu sẽ gây ra những hậu quả xấu không đáng có

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có tốt không?

Thường dấu hiệu xì hơi xuất hiện khi bé bắt đầu bú mẹ. Khi bú no bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách ợ hay xì hơi sẽ khiến bé cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bé chỉ nên xì hơi không quá 10 lần/ngày là bình thường, nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày và phát ra tiếng lớn hơn bình thường, mùi khó chịu thì bé đang gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa.

Khi bé xì hơi nhiều, cha mẹ cần lưu ý có thể bé gặp một trong những vấn đềnhư: thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón, trẻ đầy hơi, ọc sữa, kém ăn, kém ngủ…

Cha mẹ cần có biện pháp khắc phục sớm tình trạng xì hơi nhiều ở trẻ. Nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.

Cách đơn giản giúp bé xì hơi, đi ngoài

Massage bụng cho bé

Massage vùng bụng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và ăn uống ngon miệng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Nó sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là không nên mát xa ngay sau khi ăn.

Điều chỉnh dinh dưỡng cho mẹ

Mẹ nên uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn thêm tôm, cua, đậu hũ, phô-mai để tăng thêm canxi trong sữa mẹ. Mỗi sáng, bạn cần cho bé phơi nắng 20 phút, uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3 để ngừa còi xương.

Bé bú thêm sữa ngoài nên có thể bị dị ứng sữa, gây ra hiện tượng đau bụng, quấy khóc. Bạn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi bú thì vắt sữa thừa ra, cho bú mẹ liên tục mỗi 2 giờ và mẹ ăn thêm mỗi ngày một bữa ăn xế, ăn thêm thịt bò, cá hồi sẽ đảm bảo đủ sữa cho bé.

Khi trẻ sơ sinh không đi ngoài xì hơi thối, mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Nên quan sát những biểu hiện thật kỹ đánh giá được tình trạng bệnh từ đó đưa ra những biện pháp xử lý hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của các y bác sỹ có chuyên môn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh