3 mẹo giúp mẹ chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm

Nhiệt độ bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến cơ thể bé “phản kháng”. Khóc là cách trực tiếp nhất để báo động cho bố mẹ biết. Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị giật mình giữa giấc do tiếng động lớn, ánh sáng quá gay gắt hay âm thanh khó chịu nào đó và xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh khóc đêm là tình trạng thường gặp ở các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan với các dấu hiện bệnh lý thông qua tiếng khóc của trẻ.

  • Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm
  • Trẻ khóc đêm dẫn đến tác hại gì?
  • 3 mẹo giúp mẹ chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm

Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ

Bình thường hay bất thường khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm?

Bật khóc là phản ứng rất đỗi bình thường trong quá trình bé thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Ngay khi chào đời, hoạt động “khóc” sẽ giúp bé “đánh thức” mọi hoạt động của cơ thể. Tiếng khóc thời sơ sinh là sự giải tỏa những biến chuyển đột ngột bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tiếng khóc cũng được xem là phương thức giao tiếp của bé với mọi người.

Những cơn khóc dai dẳng trong thời kì sơ sinh là điều bình thường trong quá trình phát triển. Tùy vào tình trạng mỗi bé trong từng giai đoạn, trẻ sơ sinh quấy khóc đêm nhiều hoặc ít so với mức chuẩn. Thông thường, lúc 3 tháng tuổi, bé có thể ngủ ngoan và tròn giấc hơn.

Mẹ có thể quan tâm:

Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm

Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên, trẻ đang ngầm báo cho bố mẹ biết những thay đổi bên trong cơ thể mình.

Bé khóc đêm vì có vấn đề về tiêu hóa

Đói bụng khát sữa là lí do đơn giản nhất khiến trẻ hay khóc đêm. Nếu không đói bụng, bé có thể khóc vì đầy bụng, khó tiêu. Làm sao có thể ngủ ngon được với một chiếc bụng no căng sữa cơ chứ!

Khó chịu với môi trường xung quanh

Nhiệt độ bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến cơ thể bé “phản kháng”. Khóc là cách trực tiếp nhất để báo động cho bố mẹ biết. Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị giật mình giữa giấc do tiếng động lớn, ánh sáng quá gay gắt hay âm thanh khó chịu nào đó và xảy ra tình trạng bé khóc đêm.

Tã bẩn khiến trẻ khóc đêm

Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, làn da vô cùng mỏng manh. Bất cứ tác động nào dù nhỏ nhất cũng khiến bé cảm nhận rõ ràng. Tã bỉm bị bẩn hoặc ướt, không thoáng khiến da bé rất khó chịu. Thậm chí nhiều bé có thể bị kích ứng. Khi bé khóc, mẹ nên kiểm tra tã bỉm để kịp thời cho bé giấc ngủ ngon nhé!

Sức khỏe bé không tốt

Trẻ hay khóc đêm không ngủ có thể xuất phát từ những vấn đề sức khỏe. Ở độ tuổi này, bé rất dễ bị sốt, mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu bé khóc liên tục nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày, mẹ nên bế bé đến bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cần bổ sung canxi, vitamin D

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ “Trẻ sơ sinh khóc đêm kéo dài là dấu hiệu trẻ mắc bệnh còi xương. Để xác định chắc chắn hơn về tình trạng này, bố mẹ có thể quan sát thấy ngoài quấy khóc, trẻ còn chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn và đổ mồ hôi nhiều. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định bổ sung thêm vitamin D để tăng canxi, bên cạnh đó, mẹ nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm, giữ phòng ốc thông thoáng và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn rõ hơn”.

Trẻ khóc đêm dẫn đến tác hại gì?

Khóc đêm thường xuyên khiến bé ngủ không tròn giấc. Điều này khiến bé chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức những gì xung quanh. Ngủ không đủ giấc, chập chờn cũng ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, áp lực máu não, áp lực lên tim cũng tăng lên khiến sức khỏe của bé không bình thường.

Trẻ sơ sinh khóc cả đêm khiến mẹ cũng bị ảnh hưởng. Căng thẳng và thức đêm canh con là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ.

3 mẹo giúp mẹ chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm

Tập cho bé nhận biết ngày và đêm

Ánh sáng chi phối rất lớn đến giấc ngủ của bé, trẻ sơ sinh hay khóc đêm đôi khi là do không phân biệt được ngày đêm. Do đó, chỉ cần linh hoạt điều chỉnh ánh sáng phù hợp theo ngày và đêm, mẹ sẽ giúp bé tránh được tình trạng khóc đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ban ngày, mẹ để sáng đèn, tương tác nhiều với bé. Ban đêm, thường tầm 19 giờ, mẹ hãy tắt đèn đến sáng hôm sau. Mẹ chỉ cần để ánh sáng vừa đủ để có thể pha sữa và trông chừng bé.

Các hoạt động sinh hoạt còn lại giảm đến mức tối thiểu âm thanh để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Cứ đến đúng giờ, mẹ tắt đèn để điều chỉnh đồng hồ sinh học và hình thành thói quen ngủ của bé.

Dần dần, mẹ sẽ tập cho bé quen được khái niệm “ngày ngủ – đêm thức”. Bé ngủ ngon và mẹ cũng đỡ cực hơn rất nhiều.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, bố mẹ phải làm sao?

Không cho bé vận động quá sức vào ban ngày hay trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh có hệ thống thần kinh khá yếu và rất nhạy cảm. Nếu ban ngày trẻ vui chơi khiến các tế bào não hưng phấn quá mức, đêm về sẽ rất khó ngủ. Tương tự, nếu trẻ bị la mắng, quát hay dọa nạt, ban đêm bé ngủ cũng hay giật mình, òa khóc.

Để tránh trường hợp này, ban ngày, mẹ nên hạn chế cho bé hoạt động tay chân. Mẹ cũng tránh để bé quá vui hoặc quá buồn. Dù bé quấy khóc, mẹ cũng đừng quát nạt bé nhé.

Làm sao để tránh tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Tạo cảm giác quen thuộc

Bất cứ tiếng ồn hay âm thanh đột ngột phát ra đều khiến bé thức giấc trong cảm giác hốt hoảng. Vì vậy, để đảm bảo bé ngủ ngon, mẹ hãy chú ý đến không gian ngủ.

Bé đã quen với môi trường yên tĩnh, được cung cấp nhiều dưỡng chất như trong bụng mẹ. Chỉ cần tắt đèn hoặc giữ độ sáng ở mức vừa phải, hạn chế tiếng ồn xung quanh, bé có thể ngủ ngon lành rồi.

Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé không bị đói lúc nửa đêm nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài 3 mẹo trên, mẹ cũng nên lưu ý một số cách giúp bé hạn chế tình trạng khóc đêm như:

  • Khi bé giật mình, mẹ đừng vỗ lưng hay cho bú ngay lập tức. Mẹ hãy quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Nếu bé khóc to, cử động mạnh, mẹ mới nên cho bé bú và dỗ dành.
  • Mẹ đừng nên đắp quá nhiều chăn cho bé. Khi bé toát mồ hôi, bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Mẹ nên cho bé bú đến 18 – 24 tháng tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển bình thường.

Nguồn tham khảo: Trẻ hay khóc đêm: Khi nào là bất thường? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le