Trẻ sơ sinh ị xong có đói không? Các mẹ đều “ngã ngửa” với câu trả lời

Những mẹ mới mang thai lần đầu thường lo lắng không biết trẻ sơ sinh ị xong có đói không. Việc nhận biết trẻ sơ sinh đói hay chưa là rất quan trọng vì cho bé ăn đúng lúc sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh ị xong có đói không? Theo các chuyên gia, điều này còn tuỳ thuộc vào sự phát triển hệ tiêu hoá và sự thích nghi của từng bé. Cách tốt nhất là mẹ cần nhận biết dấu hiệu con đói để cho bú đúng lúc. Các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới để biết mình phải làm gì để con không bị đói, tăng cân đều đều và phát triển toàn diện.

Nội dung bài viết:

  • Trẻ sơ sinh ị xong có đói không?
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh đói bụng
  • Tầm quan trọng của việc cho con bú khi đang đói
  • Biểu hiện bé đã no

Trẻ sơ sinh ị xong có đói không?

Trẻ sơ sinh ị xong có đói không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa, nhất là những chị em mới có con tập đầu. Thông thường, ị xong ruột của con sẽ được giải phóng. Nhiều mẹ nghĩ rằng, ruột của con đang rỗng như vậy thì chắc chắn là đói bụng. Do đó, nhiều mẹ đã cho con bú sữa ngay khi con ị xong. Điều này đúng hay sai?

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Mẹ nên làm gì khi bé không chịu ngủ?

Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục có phải là hiện tượng bình thường?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải đứa trẻ sơ sinh nào cũng giống nhau. Do đó, trường hợp trẻ sơ sinh ị xong là đói không đúng với mọi đứa trẻ. Điều này còn tuỳ thuộc vào sự phát triển hệ tiêu hoá và sự thích nghi của trẻ.

Cách tốt nhất để biết bé có đói hay không là dựa vào các biểu hiện cụ thể. Qua đó, các mẹ sẽ biết có cần cho trẻ sơ sinh bú sữa ngay sau khi ị hay không.

Trẻ sơ sinh ị xong có đói hay không còn dựa vào biểu hiện của con

Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con đang khát sữa

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên chỉ có thể dựa vào những biểu hiện khi đói hay no. Nếu mẹ tinh ý sẽ hiểu ngay những gì con đang muốn nói. Trong đó, mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bé đói mà các mẹ nên biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lúc đầu mới đói bé có thể liếm môi.
  • Hành động của bé kiểu như cá đớp mồi.
  • Bé mút môi, lưỡi, ngón tay hay quần áo, đồ chơi.
  • Khi mẹ đang bế con vùi đầu vào ngực mẹ hay liếm cánh tay.
  • Bé cũng có thể kéo áo mẹ hay nằm tư thế ngã ngửa trong lòng mẹ như lúc bú.
  • Có những đứa trẻ sẽ đập tay vào ngực mẹ.
  • Dấu hiệu bé đói trễ nhất là con khóc. Những mẹ cần chú ý, không phải khi nào bé khóc cũng do đói. Bởi có nhiều nguyên nhân khác khiến bé khó như bé buồn ngủ, mệt mỏi, bỉm ướt cần thay hay cơ thể cảm thấy khó chịu. Mẹ cần xem lại các dấu hiệu để phân biệt được trường hợp khóc vì đói hay nguyên nhân khác.

Dấu hiệu bé đói rõ nhất là mút tay, mút môi hay liếm cánh tay mẹ

Tầm quan trọng khi cho con bú ngay lúc con đói

Nhiều mẹ cho rằng, cứ cho bé ăn ngẫu nhiên để tránh bé bị đói, giảm cân hay suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế, suy nghĩ đó chưa thật đúng. Bởi theo các nghiên cứu, nếu mẹ cho con ăn lúc con đói thì nhận được rất nhiều lợi ích như:

  • Người mẹ hiểu rõ hơn về con của mình.
  • Mẹ cho con bú dễ dàng hơn.
  • Đáp ứng kịp thời trước những biểu hiện trẻ sơ sinh đói hay khát
  • Tạo được niềm tin cho con.
  • Mối liên hệ giữa mẹ và con ngày càng thân thiết.
  • Duy trì nguồn sữa mẹ về nhiều và đều đặn.

Cho con bú sữa khi đói sẽ dễ dàng hơn

Bạn có thể chưa biết:

Hướng dẫn theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh

Lo lắng vì trẻ sơ sinh ít đi ngoài, mẹ hãy học ngay những bí quyết này!

Một số biểu hiện giúp mẹ nhận biết con đã no rồi

Ngoài các dấu hiệu nhận biết con đói sữa thì mẹ cũng cần nhận biết các biển hiện khi con no bụng. Bởi nếu mẹ cho con bú quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá còn non của trẻ và có thể gây ra một số biến chứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số dấu hiệu được coi là tiêu biểu giúp các mẹ dễ nhận biết con đã no như:

  • Trẻ bú tối thiếu 8 lần/ngày và khoảng 10-20 phút mỗi cữ.
  • Con vui vẻ và khoẻ mạnh.
  • Bé ít khi quấy khóc.
  • Tháng đầu đời, trẻ đi tiểu từ 8-10 lần/ngày.
  • Màu nước tiểu của con không màu hay vàng nhạt.
  • Phân lỏng và có màu vàng nhạt.
  • Bé vẫn tăng cân đều đều.

Trường hợp, nhiều bé bú đủ mà vẫn quấy khóc thì do những nguyên nhân khác. Mẹ cần phải tìm hiểu để có sự can thiệp kịp thời.

Những lưu ý khi cho bé bú

Trẻ dưới 4 tháng tuổi nếu không tự dậy đòi bú thì mẹ có thể đánh thức bé dậy để bú khi con có những dấu hiệu đòi bú. Nếu bé đã theo lịch sinh hoạt đều đặn, cân nặng trên 6kg và có thể ngủ xuyên đêm thì mẹ không cần cho bé bú đêm nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian bú của trẻ sơ sinh thay đổi liên tục theo số tháng tuổi của trẻ. Trẻ có xu hướng bú nhiều hơn vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, thường là vào tuần thứ 2, 3, 6 và tháng thứ 3, 6.

Các em bé sơ sinh mút tay là biểu hiện của việc con cần bú, tuy nhiên khi con được khoảng 6 tuần, đã biết điều khiển tay tốt hơn thì đây không còn là biểu hiện đói bụng nữa. Mẹ nên chú ý quan sát để quyết định có cần cho bé bú hay không.

Vậy là mẹ đã biết đâu câu trả lời “trẻ sơ sinh ị xong có đói không” rồi nhé! Hãy theo dõi biểu hiện của con để có thể cho bú sữa kịp thời đảm bảo con tăng cân và phát triển bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen