Trẻ sơ sinh đầu dài có phải do lỗi của mẹ khi rặn sinh và có cách nào để đầu con tròn đẹp trở lại?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đầu dài không phải là tình trạng mẹ nên lo lắng vì tình trạng này không gây nguy cơ kém phát triển nhận thức hay chức năng của trẻ sơ sinh. Hãy cùng đọc để tìm hiểu thêm:

  • Tại sao có tình trạng đầu dài ở trẻ sơ sinh?
  • Tình trạng đầu dài sẽ kéo dài trong bao lâu?
  • Làm thế nào để đầu bé tròn trở lại?
  • Những nguy cơ khác khi hình dáng đầu con bất thường

Tại sao có tình trạng trẻ sơ sinh đầu dài?

Khi sinh ra, mỗi em bé có hình dạng đầu khác nhau. Em bé sinh thường còn có thể có đỉnh đầu tròn hoặc nhọn như hình nón. Thực tế, điều này hoàn toàn bình thường. Đầu hình nón không gây hại cho sự phát triển hoặc chức năng nhận thức của em bé.

Bạn có thể chưa biết:

Đường gờ sau đầu trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Đầu trẻ sơ sinh có rãnh là tình trạng gì? Điều trị ra sao?

Cơ thể con người thật đáng kinh ngạc. Để giúp đầu em bé chui vừa vặn qua ống sinh sản chật và hẹp, hộp sọ của bé có hai điểm mềm lớn và dễ uốn, các đĩa xương nén và chồng lên nhau khi bé đi qua cổ tử cung và âm đạo.

Các em bé được sinh mổ thường không có tình trạng này. Nhưng nếu em bé đã vào xương chậu một thời gian trước khi sinh mổ, bé cũng có thể có đầu dài. Khi đưa tay chạm lên đầu một em bé đầu dài, bạn có thể sờ được những đường vân được hình thành bởi các tấm sọ của bé chồng lên nhau.

Tình trạng trẻ sơ sinh đầu bị dài sẽ kéo dài trong bao lâu?

Hộp sọ của em bé có thể thay đổi hình dạng ở giai đoạn phát triển này. Thường thì đầu sẽ tròn trịa lại trong vòng 48 giờ. Nhưng cũng có em bé mất đến vài tuần.

Nhưng đừng lo lắng nếu đầu trẻ sơ sinh bị dài trong nhiều tháng sau. Các mảng của hộp sọ không đóng hoàn toàn cho đến tuổi thiếu niên. Vì vậy bạn không có gì phải lo lắng.

Bạn có thể làm gì để giúp đầu bé tròn lại?

Đầu bé sẽ lại tròn trịa trở lại trong khoảng 2 ngày đến vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng hình dạng đầu của em bé. Bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nằm lâu ở một vị trí
  • Áp lực vào mặt sau của hộp sọ
  • Không đổi hướng đầu bé thường xuyên khi bé nằm ngửa
  • Biến dạng do chấn thương hoặc dị thường di truyền

Bạn có thể chưa biết:

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có nguy hiểm không?

Mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh – Lợi bất cập hại

Có một vài cách bạn có thể giúp đầu bé tròn trở lại. Đừng cho bé nằm ngửa quá lâu ở một vị trí. Vì nó có thể khiến bé bị plagiocephaly (đầu dẹt ở mặt sau đầu).

Bạn có thể thay đổi vị trí đầu bé bằng cách đặt bé theo các hướng khác nhau cả ngày. Hoặc bạn có thể di chuyển đồ chơi xung quanh nhiều vị trí để bé xoay đầu nhìn theo.

Bạn cũng có thể bế hay địu bé thường xuyên để giảm áp lực phía sau đầu bé. Khi cho bé bú, mẹ hãy thường xuyên đổi hướng nằm của bé.

Mẹo chữa đầu dài ở trẻ sơ sinh là cho bé nằm sấp vài lần mỗi ngày. Thời gian nằm sấp giúp bé phát triển cơ cổ và lưng khỏe hơn. Bé cũng sẽ học cách kiểm soát đầu nhiều hơn để giữ áp lực đầu phân bố đều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những vấn đề khác với bất thường hình dáng đầu của bé

Nếu một khối u hình kỳ lạ xuất hiện trên đỉnh đầu em bé trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi sinh, đây có thể là dấu hiệu của bệnh u máu đầu. Đó là do các mạch máu nhỏ trên đầu em bé bị vỡ hoặc bị mắc kẹt tại hộp sọ và da trong khi sinh. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến não của em bé. Nó sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng.

Nếu đầu bé bị nghiêng xuống, bé có thể bị vẹo cổ. Vấn đề này xảy ra khi một cơ lớn kéo dài từ đầu tới cổ bị rút ngắn, kéo đầu về phía cơ bị ngắn và xoay cằm theo hướng ngược lại.

Bạn có thể không nhận thấy vấn đề này cho đến khi bé kiểm soát được cơ cổ vào khoảng 6 đến 8 tuần trước sinh. Bé có thể gặp khó khăn khi bú một bên. Hoặc bé thích liếc nhìn bố mẹ thay vì xoay đầu để nhìn thẳng. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, hãy quan sát thật kĩ để báo với bác sĩ. Sự can thiệp từ sớm có thể giúp bé không gặp những vấn đề về sau.

1 số biểu hiện khác ở đầu trẻ sơ sinh

Đầu móp méo: Thường gặp khi bác sĩ dùng giác hút hoặc kẹp forcep khi hỗ trợ sinh. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và đầu con sẽ trở nên tròn trịa hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thóp đầu: Mỗi khi bé thở hoặc khóc, thóp sẽ phập phồng. Thóp trước sẽ đóng lại sau khoảng 12-18 tháng và thóp sau sẽ đóng trước khi bé được 6 tháng tuổi.

1 số bé có thể bị bầm tím hoặc sưng da đầu sau khi sinh do áp lực của tử cung hoặc âm đạo khi đầu bé ra trước. Mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày.

Vài giờ sau sinh, bé có thể xuất hiện u máu tích tụ trên đầu, dưới màng xương của trẻ. Trong đa số trường hợp, đây là tình trạng không nguy hiểm và sẽ giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu khối u máu quá lớn thì có thể dẫn đến hiện tượng vàng da. Để yên tâm hơn mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết 

Trẻ sơ sinh đầu hơi dài không phải là vấn đề nguy hiểm. Đó chỉ là sự thích nghi kì diệu của cơ thể bé với ống sinh sản chật hẹp của mẹ. Hãy cứ xem đó là một điểm đặc biệt của bé, tranh thủ lưu lại những bức hình đáng yêu và đợi đầu bé tròn trịa trở lại.

Theo parents

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa