Đột ngột trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ! Có thật vậy không?

Đôi khi, mẹ bỉm sữa có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng cai sữa với bé sơ sinh bỏ bú bất thường. Điều này khó xảy ra vì trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 2 tuổi, và khi đó, trẻ thường giảm dần thời lượng và tần suất các lần bú chứ không phải dừng đột ngột.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ đột ngột có thể do cả về thể chất và cảm xúc. Khi trẻ bú ít sữa hơn bình thường, mẹ cũng cần phải vắt hay bơm sữa để duy trì nguồn sữa. Làm như vậy sẽ cho cơ thể biết rằng sữa vẫn cần thiết và tiếp tục sản xuất.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Làm thế nào để mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ?
  • Nguyên nhân gây ra tình trạng bỏ bú ở trẻ sơ sinh
  • Mẹ nên làm gì ở trường hợp này?
  • Những cách mẹ có thể áp dụng để khuyến khích trẻ sơ sinh bú mẹ trở lại
  • Khi nào thì tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ là nguy hiểm?

Làm thế nào để mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ?

Trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ có thể được hiểu là khoảng thời gian trẻ đang bú tốt đột nhiên từ chối bú mẹ. Hành vi này có xu hướng bắt đầu khi con được ít nhất 3 tháng tuổi và nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh.

Những em bé đang trong giai đoạn “đình công” bú sữa mẹ thường từ chối vú mẹ nhưng lại kèm theo đó là con có vẻ không vui, quấy khóc và không hài lòng vì không được cho bú. Mặc dù đôi khi con bạn có thể bị phân tâm khi nhìn vào vú mẹ, nhưng việc kéo ra xa hoặc rướn người giữa khi bú không phải là dấu hiệu của một cuộc đình công cho con bú mà chỉ là chúng đang bị phân tâm. Việc từ chối điều dưỡng trong bất kỳ thời gian nào cho thấy điều dưỡng đình công.

Khám phá thêm:

Đôi khi, mẹ bỉm sữa có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng cai sữa với bé sơ sinh bỏ bú bất thường. Điều này khó xảy ra vì trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa trước 2 tuổi, và khi đó, trẻ thường giảm dần thời lượng và tần suất các lần bú chứ không phải dừng đột ngột.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ

Trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ bất ngờ có thể do cả về thể chất và cảm xúc. Một số nguyên nhân có thể là:

  • Phù nề, tích tụ nước bất thường trong cơ thể hoặc đau tai khiến bé khó chịu
  • Đau họng, vết xước hoặc vết loét trong miệng trẻ
  • Bị bệnh như tay chân miệng ảnh hưởng việc bú sữa cuả con
  • Trẻ 3 tháng bỏ bú vì đang mọc răng và bị đau/ sưng nướu hay lợi
  • Sự thất vọng của con khi nguồn sữa mẹ ít khi dòng sữa chảy quá chậm hoặc quá nhiều sữa khi dòng chảy quá nhanh
  • Mùi vị của sữa do thay đổi nội tiết tố hoặc chế độ ăn uống của mẹ
  • Môi trường xung quanh khiến con giật mình khi đang bú
  • Mùi cơ thể của mẹ có sự khác biệt có thể do đổi các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Mặc dù không thể tránh khỏi ít hay nhiều trong những nguyên nhân kể trên, nhưng điều quan trọng là phải biết những gì đang xảy ra với con để mới có thể điều chỉnh và giúp con bú tốt.

Mẹ nên làm gì ở trường hợp này?

Mặc dù trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ có thể gây căng thẳng cho cả bạn và con, nhưng có nhiều “chiêu” để mẹ áp dụng và “dụ” con bú lại thành công. Có hai thách thức chính cần ghi nhớ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Duy trì nguồn cung cấp sữa của mẹ
  • Đảm bảo rằng con được cho bú đầy đủ

Khi trẻ bú ít sữa hơn bình thường, mẹ cũng cần phải vắt hay bơm sữa để duy trì nguồn sữa. Làm như vậy sẽ cho cơ thể biết rằng sữa vẫn cần thiết và tiếp tục sản xuất.

Về việc đảm bảo trẻ được bú đầy đủ, hãy cân nhắc đến việc bơm sữa và cho con bú bình. Mặc dù căng thẳng là có thể xảy ra khi cố gắng để con bú bình nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bé yêu đang hấp thụ đủ calo để vẫn đủ nước và bú tốt cho đến khi trẻ sơ sinh bú mẹ trở lại.

Nếu lo lắng rằng con đang bị bệnh hoặc những khó chịu về thể chất khác dẫn đến việc bỏ bú mẹ thì việc đến gặp bác sĩ nhi khoa là cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Cách duy trì nguồn sữa mẹ khi bé bỏ bú

  • Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột
  • Tăng cường rau xanh (rau đay, rau lang, rau ngót, rau má, rau muống, mồng tơi, mướp,…), củ quả (cà chua, cà rốt, gấc…) và các loại trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh được tình trạng táo bón.
  • Mẹ nên ăn các loại hạt như mè đen và đậu các loại.
  • Mẹ sau sinh chú ý uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra nên uống thêm 1-2 ly sữa, nước hoa quả.
  • Mẹ chú ý hãy uống nước ấm, hạn chế uống nước đá lạnh.
  • Mẹ nên kiêng dùng hẹ và những thực phẩm được ủ lâu ngày hoặc những thực phẩm cay chứa nhiều ớt, tiêu,… vì không tốt cho sự tiết sữa.
  • Mẹ hãy hạn chế uống rượu, trà và những thức uống có gas hoặc chứa caffein.

Những cách mẹ có thể áp dụng để khuyến khích trẻ sơ sinh bú mẹ trở lại

Sau khi cố gắng và tìm ra nguyên nhân, nếu con không bị ảnh hưởng bởi bệnh lý hay các vấn đề khác thì có một số cách mẹ có thể dùng để khuyến khích con bú:

  • Nằm da kề da với bé và nhẹ nhàng cho con bú.
  • Thay đổi vị trí và tư thế cho con bú
  • Cho con bú trong phòng thoáng mát, thoải mái, ít ánh sáng và tiếng ồn
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái và làm việc để loại bỏ căng thẳng trước khi cho con bú
  • Dành thời gian để trò chuyện và kết nối với con khi không cho bé bú

Khi nào thì tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ là nguy hiểm?

Hầu hết các cuộc “đình công” bú mẹ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nếu con không chịu bú bất kể mẹ đã cố gắng, kèm theo sụt cân, không tè hoặc ị thường xuyên như bình thường hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác mà mẹ lo ngại thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bé ngay lập tức.

Nếu con chỉ tạm bú ít hơn trước đây, nhưng vẫn chịu bú bằng bình và vẫn khỏe mạnh vui vẻ thì mẹ có thể yên tâm rằng việc bỏ bú không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của con.

Một chút làm nũng từ bé có thể gây hoang mang và lo lắng cho mẹ. Nhưng như thế không có nghĩa là mẹ cần phải gấp rút giới thiệu sữa công thức hoặc nghĩ rằng bé đang muốn cai sữa mẹ. Hãy bình tĩnh để suy xét hết các yếu tố mẹ nhé. Bé yêu vẫn chưa muốn rời xa ti mẹ đâu!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo: www.healthline.com/health/breastfeeding/nursing-strike-2

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu