Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mến chào các mẹ bỉm sữa! Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các mẹ một vấn đề mà có lẽ rất hữu ích cho các mẹ có con nhỏ. Vấn đề mà chúng tôi xin đề cập đến đó chính là “trẻ sơ sinh bị ọc sữa”. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ sơ sinh bị ọc sữa? Bố mẹ nên làm gì khi đó? Giải pháp nào để hạn chế tối đa tình trạng này?

Ọc sữa là gì?

Có thể hiểu đơn giản “ọc sữa” là dấu hiệu trẻ sơ sinh nôn sau khi bú.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ọc sữa nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý, điển hình như:

  • Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu.
  • Dạ dày bé nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn.
  • Do bé ăn quá no, thường thay đổi tư thế đột ngột và thức ăn chủ yếu là sữa nên dễ trớ ra ngoài.
  • Do bé bú quá nhanh, nuốt nhiều không khí sau đó bị nấc cụt, bé bú nằm ngang, hay bé dị ứng thức ăn gây ra ọc sữa.
  • Ngoài ra, cũng có một số ít nguyên nhân do bệnh lý như bé mắc chứng hẹp phì đại môn vị, bị lồng ruột,…

Một số biểu hiện cho biết trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ ọc sữa sau khi bú

Trẻ bị ọc sữa có thể nhận biết qua nhiều mức độ khác nhau. Có những bé vừa mới xong đã có dấu hiệu ọc sữa, khi nấc cụt, ho hay vặn vẹo người. Có một số bé khác chỉ cần mẹ thay đổi tư thế hoặc sau khi bú xong ngủ một giấc dậy thì trớ sữa ọc ra ngoài.

Chính vì vậy mà những bà mẹ bỉm sữa của chúng ta cần phải quan sát thật kỹ để biết con mình có biểu hiện ọc sữa nhẹ hay nặng. Nhân đây, chúng tôi xin điểm qua một cách chi tiết và cụ thể về mức độ nặng nhẹ của tình trạng này.

Mức độ nhẹ:

  • Ho, sặc khi bú.
  • Bé hay nằm cong lưng.
  • Nôn trớ thường xuyên.
  • Hay ợ hơi.
  • Chán ăn, chậm tăng cân.
  • Rối loạn giấc ngủ, ban đêm ngủ không yên giấc.

Mức độ nặng:

  • Khóc thét khi đang nằm ngủ.
  • Khó cho bé ăn, khó nuốt, bé từ chối ăn phải ép ăn.
  • Hơi thở bé chua, có mùi acid.
  • Thường xuyên đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.
  • Thường xuyên viêm tai giữa, mũi xong, viêm phổi.

Bố mẹ cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và ngay lập tức đặt bé xuống nằm nghiêng một bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Mục đích đặt bé nằm nghiêng nhằm hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào tay bé. Tiếp đến, mẹ cần giúp bé hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Lưu ý: Sau 30 phút, mẹ có thể cho bé ăn lại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giải pháp để hạn chế ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Một số giải pháp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ giúp các mẹ bỉm sữa có thể nhanh chóng giúp con mình khỏi bị ọc sữa như:

  • Chia nhỏ các cữ ăn, ăn theo khung giờ nhất định.
  • Không cho bé ăn quá no.
  • Không cười đùa nô giỡn quá nhiều với bé sau khi bé bú xong.
  • Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé, bế vác bé trên vai tầm 10 phút hoặc cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng 30 độ.
  • Khi bú, mẹ nên cho bú ở tư thế ngồi đối với những trẻ bị ọc sữa thường xuyên. Sau đó, dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại để làm sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa, tránh bé bú quá nhanh nuốt phải nhiều không khí sẽ dễ bị nấc cụt và ọc sữa.
  • Làm đặc thức ăn với những bé ọc sữa quá nhiều. Khi bé được 4,5 tháng tuổi mẹ có thể pha thêm một ít bột ăn liền vào trong sữa của em bé .
  • Những bé dùng sữa công thức, mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa.

Giải pháp giúp trẻ sơ sinh hạn chế bị ọc sữa

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề trẻ sơ sinh bị ọc ra sữa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có biện pháp bảo vệ con mình một cách tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc