Những cách hiệu quả giúp trẻ sơ sinh bị ho có đờm chóng khỏi bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì mẹ nên chăm sóc bé như thế nào để giúp con mau tiêu đờm, tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi?

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Thông thường, trẻ sơ sinh bị ho có hai loại là ho khan và ho có đờm. Lúc này ho được xem là phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ giúp tống dị vật xâm nhập vào đường hô hấp ra ngoài (ở đây là đờm).

Khi trẻ ho kèm theo đờm, tiếng thở của bé cũng sẽ thay đổi. Tiếng ho nghe nặng hơn, trẻ thở khó khè. Một số bé còn có dấu hiệu nghẹt mũi. Những điều này thường khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc và lượng ăn cũng bị giảm sút.

Với trẻ sơ sinh, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

Mẹo hay giúp trẻ sơ sinh sớm tiêu đờm

Nếu đờm nhiều trong họng và để lâu khỏi thì rất dễ tạo thành ổ khuẩn. Đây là nguyên nhân chính có thể gây ra các căn bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi, ...

Khi đó trẻ không những quấy khóc, ăn ngủ bị giảm sút mà còn gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.  Chính vì vậy mà việc chữa ho, tiêu đờm cho trẻ là điều vô cùng cần thiết đối với ba mẹ.

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo rằng, khi thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm theo sổ mũi, sốt, kể cả trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt thì việc đầu tiên ba mẹ nên làm là đưa bé đi khám. Bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu ớt, bệnh tình của trẻ thường chuyển biến nhanh hơn so với các lứa tuổi khác. Đưa trẻ đi khám là cách tốt nhất để bác sĩ có thể hướng dẫn và tư vấn cách chăm sóc bé phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng song song với một số cách chữa ho, tiêu đờm cho bé sơ sinh như sau:

1. Vệ sinh mũi cho bé

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ. 

2. Hỗ trợ bé ra đờm bằng cách vỗ lưng

Khi bị viêm hô hấp, trẻ thường ho hoặc ói, đây là phản xạ tự nhiên để tống xuất các chất lạ ra khỏi đường thở. Khi đó, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ xuất đờm bằng cách vỗ lưng trẻ.

Tuy nhiên cách này không phải là vỗ rung long đờm. Vì theo BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, vỗ rung long đờm chỉ nên thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn sâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tăng cường cho bé bú sữa hoặc uống nước khi thấy trẻ sơ sinh ho có đờm

Với dưới 6 tháng tuổi, ba mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài uống sữa thì cần cho bé uống nước. Những cách này có thể giúp đờm trong họng trẻ loãng ra.

4. Sử dụng nước hành tây 

Áp dụng cách điều trị trẻ sơ sinh ho đờm này cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bằng cách sử dụng 1/2 hoặc 1/4 củ hành tây tuỳ củ hành tây lớn hay nhỏ. Sau đó cắt hạt lựu cho vào một chén sứ nhỏ. Đem chưng cách thuỷ hoặc tận dụng cho vào nồi cơm hấp chín chung khi nấu. Một lúc sau chúng ta sẽ có được một dung dịch nước hành tây. Dùng nước hành tây này cho bé uống mỗi ngày 2-3 lần và từ 2-3 ngày.

Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella.

Người Mỹ đã dùng hành tây để điều trị cảm cúm và cảm lạnh trong nhiều thế kỷ. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã công nhận hành tây giúp giảm ho, tắc nghẽn, viêm phế quản và viêm đường hô hấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thì hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho có đờm trở nên nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Vì thế khi thấy tiếng thở của trẻ có điều bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài ra nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo sốt cao, khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã, ho có đờm kéo dài, ...thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương