Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn, mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng nếu mẹ không biết cách xử lý sẽ đem lại nhiều khó chịu cũng như đau rát cho trẻ. Vì thế mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ hăm tã cũng như cách xử lý kịp thời giúp trẻ thoải mái hơn.
- Nguyên nhân bé bị hăm tã
- Triệu chứng của hăm tã
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn
- Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn có thể do tiêu chảy
- Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn
Nguyên nhân bé bị hăm tã
Một trong những vấn đề thường gặp nhất của trẻ sơ sinh là hăm vùng mông do việc sử dụng tã gây ra. Các trẻ sơ sinh với tần suất đi ngoài nhiều thường được các mẹ bọc tã cả ngày để giữ vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, vào thời tiết nóng bức cộng với việc trẻ đi ngoài nhiều rất dễ bị ứ nước gây tình trạng hăm đỏ mông, vì thế các mẹ cần lưu ý thay ngay khi tã đã nhiều nước. Bên cạnh đó,việc lạm dụng phấn rôm cũng là một trong những nguyên nhân gây hăm cho trẻ mà các mẹ cần cẩn trọng. Nhiều mẹ hay sử dụng phấn rôm để ngăn hâm ở các kẽ tay, chân, vùng mông và đặc biệt là cổ của trẻ, mặc dù hiện nay phấn rôm đã được khuyến cáo không nên sử dụng bởi bột phấn có thể bay vào mũi trẻ gây các bệnh về hô hấp.
Mẹ có thể quan tâm:
Phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé để tránh viêm da dị ứng
Chọn tã dán sơ sinh cho con thế nào để vừa kinh tế lại an toàn, giúp bé không hăm đỏ?
Theo BS CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, hăm tã là tình trạng thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ khiến cho da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân của hăm tã có thể là:
- Bé bị dị ứng với chất liệu tã, hoặc với giấy ướt mẹ dùng để lau lên da con, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
- Bé bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Trên da thường tồn tại nấm và vi trùng ký sinh, tuy không gây hại. nhưng nếu da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì những vật ký sinh này sẽ phát triển mạnh hơn và gây bệnh, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
- Da bé quá nhạy cảm.
- Bề mặt tã thô ráp, chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải tác động lên làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
- Quần lót bằng nhựa gây bít, làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
- Mặc tã lúc vùng mông bé còn ướt gây ẩm ướt thường xuyên.
Triệu chứng của hăm tã
Hăm tã có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách quan sát:
- Bé khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã như vùng kín, hậu môn, các ngấn ở đùi và mông bị nổi mẩn đỏ.
- Phần da bị dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Trên da bé có vết sưng hoặc mụn gây lở loét
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé khó chịu, nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và hay khóc thét
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn
Khu vực hậu môn là môi trường hoàn hảo khiến vi rút lây truyền rất nhanh nếu mẹ không biết cách vệ sinh cho con sạch sẽ. Khi nhìn thấy con có các hiện tượng sau thì mẹ hãy hãy nghĩ trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn:
- Hậu môn bị hăm đỏ sẽ có màu hồng hoặc màu đỏ ửng
- Nếu tình trạng trở nặng mẹ sẽ thấy nốt nhọt trắng nhỏ nhặt hoặc bị ban đỏ rộng. Vết hăm thường sẽ bị loét rộng
- Mẹ sẽ thấy vùng hậu môn của con có mùi khai nồng, để lâu sẽ chảy mủ vàng đóng vảy
- Trẻ sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú
Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn có thể do tiêu chảy
Tại nước ta, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân đến phòng khám nhiều nhất và là bệnh lý khiến trẻ em phải nhập viện nhiều nhất.
Một trong những biến chứng ít được bố mẹ lưu ý có thể gặp là trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn do tiêu chảy. Trong quá trình con đi tiêu chảy, vùng da quanh hậu môn sẽ bị viêm đỏ lên. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời, vùng da sẽ bị loét, có mủ lâu lành biến chứng gây sốt, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho trẻ.
Nghiên cứu Điều dưỡng thực hiện tại BV Nhi Đồng 1 cho thấy trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị hăm da do tiêu chảy. Sau quá trình khảo sát, hăm da xảy ra tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, xảy ra trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
Nguy cơ trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn sẽ cao hơn ở bé bị tiêu chảy trên 10 lần trong ngày. Trẻ bú sữa công thức, trẻ sử dụng tã giấy không đúng cách cũng có nguy cơ bị hăm da do tiêu chảy cao hơn.
Theo BS. CK2. Nguyễn Thị Kim Thoa (Trưởng khoa Nội tổng quát 1, BV. Nhi Đồng), nguyên nhân vì vùng da quanh hậu môn tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích da. Bé bị tiêu chảy nhiều lần kèm với vệ sinh không đúng cách sẽ khiến da vùng quanh hậu môn sẽ bị ẩm ướt thường xuyên bởi phân và nước tiểu. Sự hiện diện của các men đường ruột, vi sinh vật có trong phân và ammoniac có trong nước tiểu là nguyên nhân gây kích thích da, gây viêm cấp tính làm da trẻ bị đỏ lên gây hăm da, loét da.
Trẻ bú sữa công thức có độ pH của phân cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn do tiêu chảy cấp thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy. Da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau nặng hơn sẽ loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ.
Trẻ có biểu hiện hăm đỏ hậu môn thường đau lúc đi cầu, quấy khóc nhiều, kén ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc.
Mẹ có thể quan tâm:
Bỉm có hạn sử dụng không? Ảnh hưởng xấu của việc mặc tã cũ mẹ không thể xem thường
Phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé để tránh viêm da dị ứng
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn
Khi con bị hăm đỏ hậu môn, mẹ hãy chú ý những điều này khi chăm sóc con:
- Bé sơ sinh bị hăm hậu môn, mẹ cần lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.
- Thường xuyên thay tã cho con, không để con mặc 1 chiếc tã quá lâu
- Không nên bôi phấn rôm cho trẻ vì dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da
- Rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô kỹ càng bằng khăn bông và thay tã mới.
- Khi rửa cho con cần thao tác nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.
- Khăn ướt có thể gây khô da, mẹ cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.
- Để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm.
- Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã cần kiểm tra tã thường xuyên để kịp thời phát hiện tã ướt và cần thay mới
- Thay tã cho bé mỗi 3-4 tiếng để hạn chế thời gian da tiếp xúc lâu với vi khuẩn từ chất thải
- Không nên cho bé mặc quần áo chật gây cọ xát vào vùng hậu môn bị hăm đỏ của bé
- Lựa chọn bỉm tã mềm mại, thấm hút nhanh để da bé luôn khô thoáng, thoải mái
- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã nhưng nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Nếu sau 3 ngày mà tình trạng hăm da không giả, bé trông mệt, vùng hăm da lan rộng, trầy loét, chảy máu, có mủ, bé bị sốt, thì nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn điều trị.
Nguồn thông tin: Tuoitre, Vinmec (link 1, link 2)
Xem thêm: