9 Mẹo xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là tình trạng thường gặp và khoảng 70% trẻ sơ sinh đều bị. Hiểu được nguyên nhân gây nên chứng khó tiêu đầy bụng sẽ giúp mẹ xử lý dễ dàng hơn.

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng khi bú mẹ

  • Khí sinh ra trong đường tiêu hóa khi bé bú sữa mẹ
  • Có thể do dị ứng những thức ăn trong chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú
  • Hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh
  • Bé đang dùng kháng sinh hoặc thuốc

Các triệu chứng phổ biến khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

  • Ợ hơi nhiều
  • Nôn trớ
  • Chướng bụng
  • Xì hơi nhiều và liên tục
  • Khó ngủ hoặc ngủ không yên giấc

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

1. Tạo một áp lực nhẹ lên bụng bé

Cho bé nằm sấp: Tư thế này có thể tạo áp lực nhẹ lên bụng, giúp đẩy khí bị kẹt ra ngoài. Đợi ít nhất 30 phút sau khi cho bé ăn để bụng ổn định. Hoặc mẹ có thể thử một động tác nâng cao hơn. Đó là sử dụng cả hai tay và một vài hỗ trợ khác để bụng bé tựa trên một bóng tròn tập thể thao. Sau đó, hãy nhẹ nhàng lăn bé trên quả bóng theo chuyển động tròn.

Để bé nằm trên cánh tay: thử ẵm và hướng mặt em bé xuống đất với cơ thể bé nằm trên cẳng tay của bạn. Khu vực tã phía trước của bé sẽ tựa trên bàn tay bạn, còn cằm bé sẽ nằm trên khuỷu tay của bạn. Đảm bảo đầu bé nghiêng sang một bên để tránh vùng mũi hoặc miệng bị nghẹt.

2. Cho bé ợ trong và sau khi bú

Để bé ngưng bú khi chuyển bên hoặc với mỗi ml nhất định để bé có thể ợ một hoặc hai lần. Nếu bé bú khá nhanh, mẹ hãy chủ động cho bé dừng 1-2 phút rồi hãy tiếp tục. Vì bé có thể sẽ nuốt quá nhiều không khí trong khi bú. Một số chuyên gia khuyên mẹ nên ợ bé sau mỗi 5-10 phút trong khi cho ăn, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé ợ trong khi ngồi, với đầu được đỡ bằng tay bạn. Mẹ cũng có thể cho bé ợ ở những tư thế khác như bế bé đứng lên và để đầu bé tựa vào vai mẹ; hay để bé nằm sấp trên đùi.

3. Tư thế cho bé bú

Việc cho con ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé bú nhiều sữa hơn đồng thời giảm hơi thừa. Hãy đảm bảo rằng đầu và cổ của bé hơi nhô cao so với bụng. Giữ em bé đứng thẳng trong 30 phút sau khi cho ăn cũng có thể giảm bớt tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Massage bụng bé để giảm áp lực khí

Trong khi em bé nằm ngửa, nhẹ nhàng xoa bụng theo chuyển động theo chiều kim đồng hồ và sau đó kéo tay xuống theo đường cong của bụng. Xoa bóp theo chiều kim đồng hồ giúp khí di chuyển theo tuyến đường ruột và kích thích ruột đào thải hơi thừa.

5. Ghi chép lại chế độ ăn của mẹ

Mặc dù rất hiếm khi chế độ ăn uống của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng, nhưng nếu mẹ nghi ngờ bé dị ứng với một vài món mình ăn, thì mẹ nên ghi chép lại. Lấy một quyển sổ, ghi nhận lại thực phẩm mình ăn trong ngày và tình trạng đểy hơi của trẻ để có thể xác định nguyên nhân.

6. Kiên nhẫn khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với đầy hơi chướng bụng là thời gian. Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng vì hệ thống tiêu hóa của chúng vẫn còn non nớt. Nếu bạn không thể tìm thấy một nguyên nhân rõ ràng, thì hãy kiên nhẫn đợi hệ tiêu hoá của bé hoàn chỉnh.

7. Chia nhỏ các cử bú của bé

Mẹ hãy luôn nhớ rằng bụng của bé có kích cỡ bằng nắm tay trẻ. Do đó, nếu cho bé bú quá nhiều cũng không tốt. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn theo nguyên tắc: giảm lượng mỗi bữa bằng một nửa và tăng số lượng cử bú lên gấp đôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Tập động tác đạp xe cho bé

Để giải phóng bớt hơi thừa, mẹ có thể cầm hai chân bé, di chuyển nhẹ nhàng như động tác đạp xe đạp. Hãy nghỉ ngơi sau mỗi lúc và sau đó ấn nhẹ hai đầu gối của bé vào bụng để có thêm áp lực.

9. Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp hoặc phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả trong trường hợp trẻ bị chướng bụng.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thông thường ít nguy hiểm. Nhưng nếu đã thử hết các cách mà tình trạng đầy hơi chướng bụng vẫn còn nặng, mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu