Trẻ ngủ giật mình liên tục khiến các bà mẹ không khỏi lo lắng vì con ngủ không tròn giấc. Đây có phải là phản xạ bình thường trong những tháng đầu đời của con?
Phản xạ trẻ ngủ giật mình liên tục trông như thế nào?
Nếu em bé yêu của mẹ bỉm sữa bị giật mình vì tiếng động lớn, chuyển động đột ngột thì có thể cơ thể con đang có phản ứng theo một cách nào đó với môi trường xung quanh. Khi trẻ giật mình, bé có xu hướng dang rộng cánh tay và chân, cong lưng như bản năng tự nhiên. Bé cũng có thể khóc hay không khóc khi bị giật mình.
Đây là một phản ứng giật mình không tự chủ được gọi là phản xạ Moro. Nguyên nhân là bé mới chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, trẻ ngủ giật mình liên tục cũng có thể do những nguyên nhân khác, hay đơn giản chỉ là con nhạy cảm hơn những trẻ khác. Đối với trẻ sơ sinh nhạy cảm, ngay cả một cái chạm nhẹ cũng có thể gây ra phản xạ giật mình liên tục. Đây không hẳn là một điều xấu, nhưng nó cảnh báo cho các bậc cha mẹ biết rằng con họ có thể đặc biệt nhạy cảm hơn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con yêu hiếm khi giật mình?
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ vô tình quan sát thấy phản xạ moro, vì đôi khi không thể tránh khỏi tiếng ồn lớn, đặc biệt gia đình châu Á sống cùng nhau có có nhiều người hay vật nuôi khác trong nhà.
Tuy nhiên, cha mẹ đừng bao giờ cố tình làm trẻ ngủ giật mình liên tục để xem con có phản xạ không, có đang ổn không. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh không thực hiện phản xạ giật mình trước mọi tiếng ồn lớn. Điều này không cho thấy có vấn đề với em bé.
Nếu trẻ sơ sinh không bao giờ giật mình, thì lúc này mẹ nên liên hệ và trao đổi với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của bé có vấn đề. Hoặc có thể gian đình không quan sát em bé cẩn thận và đủ nhiều để nhận ra các phản xạ của bé. Bác sĩ nhi khoa có thể sẽ kiểm tra xem phản xạ giật mình của trẻ có đang ổn hay không.
Nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý rằng phản xạ khiến trẻ ngủ giật mình liên tục sẽ biến mất khi trẻ được khoảng 3 đến 6 tháng tuổi.
Làm cách nào để giúp khắc phục tình trạng trẻ ngủ giật mình liên tục?
- Giữ hay ôm con để tiếp xúc gần với cơ thể của mẹ hay ba khi đặt con xuống chỗ ngủ. Chỉ nhẹ nhàng buông con ra sau khi đảm bảo rằng phần lưng của con đã chạm vào nệm. Hành động này sẽ giúp bé không có cảm giác như bị té ngã, có thể kích hoạt phản xạ giật mình.
- Quấn khăn cho bé trong lúc ngủ. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy an toàn và yên tâm. Đây là một kỹ thuật bắt chước và giúp con cảm giác gần gũi và ấm cúng như lúc còn trong bụng mẹ. Và sẽ giúp hạm chế trẻ ngủ giật mình liên tục và ngủ lâu hơn.
Cách quấn khăn khi ngủ để hạn chế tình trạng trẻ ngủ giật mình liên tục
- Trải khăn ra trên mặt bàn hay giường sao cho khăn trải hình vuông.
- Đặt bé nằm ngửa vào phần phía trên tấm trải.
- Đảm bảo tay bé để 2 bên người và thoải mái. Không cần ép bé thẳng tay. Bạn nên nhớ cánh tay sẽ giúp bé cảm giác an toàn nên đừng cứng nhắc quá.
- Xếp 1 góc của tấm khăn dọc xuống dưới, qua vai và bụng bé. Luồn góc này vào dưới mông bé để giữ chặt lại. Không cần kéo căng tấm trải nhưng ráng giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho bé.
- Bên đối diện làm tương tự rồi chèn góc khăn vào dưới phần khăn bên kia.
- Phủ phần dưới tấm trải lên tới vai bé, gấp về phía sau lưng.
- Em bé chỉ nên được quấn khăn khi nằm ngủ ở tư thế ngửa khi ngủ. Đảm bảo không che đầu hay mặt bé. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con không bị nóng hay thoải mái vì không phải trẻ nào cũng thích được quấn khăn.
Tạm kết
Trẻ ngủ giật mình liên tục có thể nói là một trong nhiều chuyển động không tự chủ mà trẻ sơ sinh có khi bước vào thế giới mới. Những phản xạ bản năng này đã giúp trẻ sơ sinh gắn kết với các thành viên trong gia đình và nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc mà bé cần. Nếu lo lắng vì con mãi không ngủ được, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Xem thêm:
- Bé hay vặn mình khi ngủ – Mẹ cần làm gì?
- Trẻ sơ sinh hay giật mình – phải làm sao để giảm bớt tình trạng khó chịu này cho bé?
- 12 bí quyết giúp bé ngủ ngon không giật mình quấy khóc
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!