Trẻ ngồi chữ W khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng vì những tác hại mà chúng mang lại. Nếu ba mẹ đã và đang lo lắng về vấn đề này thì hãy đọc bài viết này trước khi bắt trẻ thay đổi cách ngồi.
Trẻ em dưới 2 tuổi ngồi chữ W khá an toàn dựa theo một vài báo cáo. Nhưng sau hai tuổi thì trẻ ngồi chữ W có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy tốt nhất nên khuyến khích trẻ em thay đổi vị trí khi ngồi dưới đất sau giai đoạn này.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý với điều ở trên. Và nhiều chuyên gia nói rằng việc ngồi ở tư thế ‘W’ có thể gây ra các vấn đề về tư thế, chỉnh hình hoặc cơ bắp không chỉ là chuyện hoang đường. Ở bài viết này sẽ cung cấp thông tin về tư thế ngồi chữ W và nó có thực sự gây hại hay không. Và ba mẹ phải làm gì nếu thấy con bạn ngồi theo cách này.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Trẻ ngồi chữ W là gì?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Kiểu ngồi chữ W là tư thế ngồi rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi từ mới biết ngồi đến tập đi. Chân của trẻ gập lại, bàn chân hướng ra ngoài tạo thành tư thế có hình dạng giống như chữ W, chân trẻ có thể xòe rộng, tạo ra phần bệ đỡ vững chắc và giúp trẻ thăng bằng tốt hơn.
Vì sao trẻ ngồi chữ W được cho là nguy hiểm?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, đây là kiểu ngồi không tốt cho trẻ nhỏ, đem lại nhiều hậu quả xấu, khiến trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động thô, phối hợp và cân bằng nếu như ngồi lâu. Ở tư thế ngồi này, cơ thể dồn nhiều áp lực vào cơ chân, các khớp, hông và đầu gối, dẫn đến phần cơ trên thân không thể phát triển vì không phải hoạt động nhiều. Không những vậy, ngồi kiểu W khiến cơ chân bị co rút và các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi. Trẻ cũng sẽ gặp phải các vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế các kỹ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Vì vậy, khi thấy trẻ ngồi kiểu W quá lâu, cha mẹ cần khuyến khích trẻ thay đổi các tư thế ngồi khác. Cha mẹ nên làm mẫu, từ từ hướng dẫn trẻ có cách ngồi khoa học hợp, hỗ trợ trẻ trong việc thay đổi tư thế.
Hiệu ứng thực sự khi trẻ ngồi chữ W
Các bác sĩ chỉnh hình trong những năm 1960 và 1970 cho hay việc ngón chân bé hướng vào nhau khi đi chỉ ra vấn đề về cơ bắp hoặc mô mềm. Và điều này hoàn toàn khá khó dạy bé không đi với tư thế này. Và bằng cách chỉnh không cho trẻ ngồi chữ W sẽ tránh được việc duỗi các cơ và bé sẽ không đi với tư thế nữa.
Nhưng những nghiên cứu sau này, đáng chú ý là của bác sĩ chỉnh hình nhi Lynn Staheli, phát hiện ra rằng dáng đi như vậy đơn giản là một biến thể bình thường (giống như việc thuận tay trái). Và điều này có thể sửa được mà không cần điều trị.
Ngoài ra, nếu bạn quan sát khi mọi người di chuyển thì hầu hết đều không đi trên một đường thẳng hoàn hảo như người mẫu. Và điều này khá rõ ràng ở trẻ nhỏ.
Nói tóm lại, trong khi có rất nhiều ý kiến khuyên bảo rằng ba mẹ bằng mọi giá phải tránh để bé ngồi với dáng chữ W thì tiến sĩ chỉnh hình nhi Grey Hahn lại cho rằng vị trí ngồi này không gây ra bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Do đó, ba mẹ không phải lo lắng về điều đó.
Tiến sĩ Hahn cũng lưu ý rằng ông chưa đọc được bất kỳ nghiên cứu nào liên quan đến vị trí ngồi này với các vấn đề viêm xương khớp. Nó không khác gì việc một đứa trẻ ngồi khoanh/chéo chân lại. Đó không phải là một tư thế ngồi xấu mà ba mẹ phải chỉnh sửa.
Vấn đề nào quan trọng hơn cần ba mẹ quan tâm?
Ở thời đại công nghệ, rất nhiều bậc làm cha làm mẹ phụ thuộc vào thiết bị điện tử để giúp bé giải trí. Và tiến sĩ Hahn cho hay: Thay vì tập trung vào chân và dáng ngồi của bé, phụ huynh nên để ý đến việc bé nhìn vào các thiết bị này ngang tầm mắt. Trẻ dành nhiều thời gian khi phải nhìn xuống dõi theo các thiết bị điện tử sẽ thêm thêm trọng lượng không cần thiết vào cơ bắp của lưng. Điều này có thể dẫn đến đau lưng.
Luôn để ý và quan tâm chăm sóc đến sự phát triển của con là việc ba mẹ nào cũng làm. Trong trường hợp quá lo lắng, ba mẹ có thể tìm đến tư vấn của bác sĩ chuyên môn để an tâm.
Theo parents
Xem thêm:
- Bé vừa bú mẹ vừa ngủ: Lợi cho cả hai hay chỉ toàn rủi ro cho trẻ?
- Mẹo hay giúp bố mẹ đánh bay nỗi lo trẻ 6 tháng bỗng lười uống sữa
- Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và cách xử lý mẹ nên biết