Trễ kinh sau sinh có phải hiện tượng bất thường do mẹ cho con bú?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trễ kinh sau sinh? Liệu đó có phải là điều bất bình thường? Vậy sau sinh bao lâu mẹ mới có kinh nguyệt trở lại? Việc cho con bú có khiến mẹ bị chậm kinh nguyệt? Kinh nguyệt chưa về liệu có khả năng mang bầu? Bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc nói trên cho các mẹ mới sinh.

Trễ kinh sau sinh là hiện tượng bất thường do mẹ cho con bú?


Trễ kinh sau sinh

Rất nhiều các mẹ cảm thấy lo lắng khi mà sau một thời gian sinh con nhưng vẫn chưa thấy có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên các mẹ đừng vội căng thẳng, việc kinh nguyệt chậm có sau sinh một thời gian được xem là một vấn đề thường gặp, phổ biến ở các mẹ mới sinh. Thời gian có kinh nguyệt trở lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thể chất và cách nuôi con sau sinh của từng mẹ.

Về phần đặc điểm của kinh nguyệt sau sinh cũng sẽ giống với kinh nguyệt thông thường trước khi mang thai và sinh con. Trong một vài trường hợp, kinh nguyệt thời gian đầu sẽ ra rất ít nhưng sau đó sẽ trở lại như bình thường. Tuy nhiên nếu các mẹ thấy có hiện tượng rong kinh hoặc máu kinh ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày thì cần phải theo dõi kĩ càng. Tốt nhất là mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị cho thích hợp.

Sau sinh bao nhiêu lâu thì kinh nguyệt trở lại?

 Đối với các mẹ không trực tiếp cho con bú hoặc kết hợp giữa bú mẹ và sữa công thức, thông thường kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường khoảng 6-8 tuần sau khi sinh. Mặc dù vậy nếu trong vòng 3 tháng sau sinh vẫn chưa có thì mẹ nên đi khám để kiểm tra sức khỏe xem có gặp vấn đề liên quan đến tử cung sau sinh hay còn liên quan  đến vấn đề sức khỏe khác.

Trong khi đó với các mẹ cho con bú sữa mẹ  hoàn toàn, kinh nguyệt sẽ quay lại chậm hơn, thậm chí một số mẹ sẽ hoàn toàn không có kinh nguyệt trong suốt thời gian cho con bú. Nguyên nhân là vì trong quá trình cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất hoóc môn Prolactin, khiến cho trứng không rụng và tất nhiên điều này sẽ làm cho các mẹ bị chậm kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Tuy nhiên có một điều các mẹ cần lưu ý là vào giai đoạn mẹ giảm dần tần suất cũng như lượng sữa cho con bú, khi đó hoóc môn Prolatin cũng sẽ giảm xuống theo, dẫn đến việc buồng trứng của người mẹ sẽ trở về cơ chế hoạt động bình thường. Khi đó kinh nguyệt của người mẹ cũng trở lại như trước đó. Và nếu đã dừng cho con bú nhưng kinh nguyệt vẫn không có trong vòng 3 tháng sau đó thì đây là hiện tượng bất thường, cần đi khám để tìm ra nguyên nhân điều trị thích hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bú mẹ có phải là nguyên nhân khiến mẹ không có kinh nguyệt?

Như đã nói ở trên, trong quá trình cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra học môn Prolactin, một loại hoóc môn có tác dụng ngăn cản quá trình hoạt động của buồn trứng. Chính vì thế nếu mẹ cho con bú và thấy kinh nguyệt chưa trở lại thì cũng là chuyện hoàn toàn bình thường mà mẹ không cần quá lo lắng. Một khi mẹ cai sữa cho bé thì lượng hoóc môn Prolactin cũng giảm dần, cơ thể người mẹ trở về trạng thái bình thường và kinh nguyệt sẽ lại diễn ra đều đặn.

Kinh nguyệt chưa trở lại, liệu có khả năng mang thai hay không?

Thời gian sau sinh, nhiều mẹ thấy chưa có kinh nguyệt trở lại nên chủ quan trong việc phòng tránh thai. Nhưng trên thực tế các mẹ vẫn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh thai mà không cần đợi có kinh nguyệt trở lại. Ngay sau khi mẹ được kiểm tra kĩ lưỡng mọi vấn đề về nhau thai, tử cung sau sinh thì các mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai như thông thường. Q

uan niệm về việc cho con bú là phương pháp tránh thai hiệu quả không phải luôn đúng 100%. Các mẹ vẫn hoàn toàn có thể có thai lại nếu không chủ động cùng chồng tránh thai hợp lý. Do đó sau sinh, các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng phương pháp tránh thai kết hợp với quá trình cho con bú để phòng trường hợp có thai lại ngay sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mẹ cho con bú nên lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp để không ảnh hưởng tới sữa mẹ như tiêm thuốc, đặt vòng, v.v. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tránh thai hàng ngày cũng như tránh thai khẩn cấp vì chúng đều có tác dụng phụ, dễ ảnh hưởng đến lượng và chất của sữa mẹ.

Theo The Asianparent Thái Lan 

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương