Khi nào nên cho trẻ học đọc và viết – Bạn biết đấy biết đọc, biết viết hay biết làm toán thật ra chỉ là một phần của cột mốc trong sự phát triển của bé.
Tiến sỹ Ross A. Thompson, giáo sư tâm lý học tại Đại học California đã nhận định rằng rất là khó để nói một khoảng thời gian nhất định hay chính xác cho việc đọc, viết của trẻ. Và điều này thì càng trờ nên khó khăn hơn khi xác định nhận diện sự chậm nói, hay chậm phát triển trên một số lĩnh vực cho cha mẹ, và điều đó làm tăng sự lo lắng của cha mẹ.
Tuy nhiên, vẫn có một cột mốc chung mà có thể hữu ích cho cha mẹ như một hướng dẫn để cha mẹ có thể tham khảo theo. Đề cập đến một cột mốc chung, cha mẹ hãy nên nhớ là – đây không phải là cột mốc tuyệt đối cho mọi đứa trẻ, và đôi khi trẻ trông có vẻ chậm hơn về một lĩnh vực nào đó, và nguyên nhân có thể là do cha mẹ chưa có một phương cách đúng để hướng dẫn bé tiếp cận. Và đơn giản là cha mẹ cần thực hiện một số thay đổi trong cách hướng dẫn và thay đổi cách dạy để giúp con bạn học hỏi và đạt được tiềm năng đầy đủ của mình.
Khi nào nên cho trẻ học đọc và viết?
Các cột mốc quan trọng khi trẻ học đọc:
Pat Wolfe, EdD, cố vấn giáo dục, cựu giáo viên, đồng thời là tác giả của cuốn sách The Building Brain, nhận định rằng phần lớn các trẻ em đều khá khó khăn với việc đọc khi còn ở tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, bé có thể nghe những từ có vần điệu, nghe những bài thơ … Đây là những kỹ năng đọc vô cùng quan trọng cần bổ sung trước khi dạy đọc.
Thường trẻ sẽ học đọc và đọc được ở lớp một. Trong năm học đó, hãy theo dõi những dấu hiệu khó đọc này, cha mẹ sẽ biết con mình có dấu hiệu chậm hay khác biệt gì không:
- nhầm lẫn các chữ cái với nhau
- tổng hợp âm sai
- bỏ qua các từ, không nhớ từ hoặc thường xuyên đoán từ, thay vì phát âm ra từ đó.
Nếu con bạn gặp khó khăn khi đọc hết lớp một, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với giáo viên của mình để tìm cách giải quyết vấn đề.
Lứa tuổi 4-5: chuẩn bị kỹ năng gì cho việc học đọc
Trẻ nên học :
- từ đồng nghĩa hay từ thay thế
- viết một số chữ cái
- phát âm những từ đơn giản
- phát triển vốn từ vựng
Lứa tuổi 6-10: học đọc
Trẻ em học:
- đọc những cuốn sách đơn giản của lớp một và biết đọc khoảng 100 từ thông dụng
- hiểu âm của chữ cái, cách hình thành các từ khi học nửa năm lớp 1.
- nghe và đọc nhiều loại câu chuyện nói về các nhân vật và sự kiện
- nhận diện được mặt chữ và âm của chúng, biết chữ viết hoa và viết thường.
- đọc trôi chảy, nhanh và hiểu ở thời kỳ lớp ba
Lứa tuổi 11-13: “đọc để học”
Trẻ em học:
- đọc theo sở thích của mình và những sở thích khác, cũng như đọc theo các môn học ở trường
- hiểu đầy đủ hơn những gì con đã đọc
- đọc tiểu thuyết, bao gồm các loại sách khoa học viễn tưởng, bao gồm cả tạp chí và báo
Các cột mốc quan trọng khi trẻ học viết:
Sheldon H. Horowitz, EdD, giám đốc của Trung tâm khuyết quốc gia, nói: “Viết là một kỹ năng cấp cao, không đơn giản như ngồi xuống và để bút chì lên trên giấy”. Nó đòi hỏi:
- kỹ năng vận động tinh để sử dụng bút chì hoặc bút
- bé phải hiểu rằng các chữ cái tạo nên từ và từ đại diện cho sự vật hoặc ý tưởng
- bé phải có kỹ năng tổ chức, sắp xếp: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
- kỹ năng ngữ pháp, chính tả và dấu câu
- và các kỹ năng nhớ khác nhau
Horowitz cho rằng việc giúp trẻ học những điều cơ bản về viết sẽ xảy ra cùng lúc với việc dạy con học đọc. Vì đọc và viết là sự bổ trợ cho nhau.
Các vấn đề về đọc gần như cũng là vấn đề với việc viết, tuy vậy những người đọc giỏi sẽ không luôn luôn trở thành những nhà văn giỏi.
Thường thì các cột mốc ít được tiêu chuẩn hóa về học viết hơn so với việc đọc, nhưng các dấu hiệu sau đây có thể hữu ích.
Lứa tuổi 6-10: học viết
Trẻ em học:
- viết phụ âm
- viết to và rõ trước, với sự hiểu biết từ ngữ từ lớp một
- làm tập làm văn với phần mở đầu, phần giữa và phần cuối với một nhân vật, hành động, bối cảnh và một chút chi tiết theo cấp độ.
Lứa tuổi 11-13: học viết
Trẻ em học:
- dùng đúng như ngữ pháp, dấu câu, và chính tả hầu hết thời gian
- trở thành những nhà văn thông thạo hơn, tăng tốc độ; chữ viết tay tự động hơn
- sử dụng các câu khác nhau, bao gồm các câu đơn giản, ghép và phức tạp.
- viết các loại sáng tác khác nhau như trường thuật, mô tả, phân tích, tổng hợp
- có thể sử dụng máy tính để viết và nghiên cứu
Đọc thêm:
-
Montessori Việt Nam: Dạy con theo sở trường có thật sự là phương pháp nên được ứng dụng?
-
ĐI HỌC – 3 thói quen này giúp ba mẹ mỗi sáng không phải gào con thức dậy !