Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý ba mẹ cách nhận biết dấu hiệu bé bị thiếu chất và cách bổ sung các chất cho trẻ như thế nào để hợp lý và an toàn nhất.
Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu chất?
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng, phát triển trí tuệ, duy trì và nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng bao gồm: nhóm Vitamin (A, B, C, D, E…); nhóm các nguyên tố khoáng (Canxi, Phốt pho, Sắt, Kẽm, Iốt, Selen…).
Theo Ths.BS Trần Tuấn Anh – Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC trẻ có biểu hiện dưới đây có thể đang thiếu vi chất:
– Trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao.
– Trẻ hay bị ốm: viêm mũi họng kéo dài, ỉa chảy tái diễn.
– Rụng tóc, quấy khóc đêm, ra mồ hôi trộm.
– Da xanh, tóc khô, móng tay dễ gãy.
– Đau nhức xương khớp, biến dạng xương, lồng ngực.
Trong các khoáng chất trên, vitamin D, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu do cách nuôi dưỡng chưa hợp lý.
Như vậy khóc đêm chỉ là một trong các biểu hiện của việc trẻ có thể bị thiếu vi chất. Trước khi bổ sung bất kỳ một loại vitamin bổ sung hay thuốc uống nào, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ để được bác sĩ chuyên môn tư vấn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?
Vi chất rất cần cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thiếu vi chất là nguyên nhân hàng đầu trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, biếng ăn. Sức khỏe không đảm bảo làm bé trằn trọc, ngủ không ngon. Giấc ngủ chập chờn làm trẻ khó chịu và hay khóc đêm hơn.
Trẻ hay khóc đêm có thể do thiếu các vi chất sau
Vitamin D
Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và phân phối canxi, phospho, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các cấu trúc xương. Đối với trẻ em, thiếu vitamin D có thể gây ra tình trạng còi xương.
Trẻ bị thiếu vitamin D thường có dấu hiệu quấy khóc nhiều, khó ngủ và không ngủ được lâu. Trẻ có thể hay bị giật mình khi ngủ do hệ thần kinh bị kích thích và ra mồ hôi trộm vào ban đêm dù trời không nóng.
Nguồn bổ sung qua thực phẩm
Phô mai, trứng, gan cá hồi, bơ thực vật. Cho bé phơi nắng đúng cách để da có thể hấp thu vitamin D.
Trẻ trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì – Canxi
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương, ngoài ra canxi còn có vai trò giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể, giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu.
Đặc biệt với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất, hoàn thiện xương khớp, nhu cầu canxi sẽ rất cao, việc bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu cơ thể là điều rất cần thiết.
Khi trẻ em bị thiếu canxi, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương, vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ luôn trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc, ngủ mơ màng, bất an, quấy khóc đêm.
Nguồn bổ sung qua thực phẩm
Chế phẩm từ sữa, bông cải xoăn, cải xanh, bắp cải, đậu hủ cá mòi, cá hồi.
Kẽm
Kẽm là nguyên tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kẽm cũng tác động đến hệ thần kinh trung ương, điều hòa giấc ngủ. Do vậy, những trẻ thiếu kẽm thường có giấc ngủ thất thường, hay trở mình thức giấc vào ban đêm. Đây là một nguyên nhân lý giải vì sao trẻ thiếu kẽm thường hay khóc đêm
Nguồn bổ sung qua thực phẩm
Thịt, hải sản, gan, trứng, sữa, các sản phẩm ngủ cốc nguyên hạt
Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì – Thiếu sắt
Sắt là yếu tố cần thiết cho sự sống, tuy lượng sắt rất ít trong cơ thể nhưng nó lại có mặt trong tất cả các tế bào và có nhiều chức năng, đặc biệt là chức năng vận chuyển oxy tới các tế bào dưới dạng Hemoglobin.
Ngoài ra, sắt cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Vì thế, thiếu máu có thể gây nên các vấn đề lâu dài về phát triển nhận thức. Thiếu sắt nặng cũng có thể là một tình trạng đe dọa sự sống của bé.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị thiếu sắt là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ mệt mỏi ít hoạt động, hay quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ, cơ nhão, chậm biết lật, biết ngồi, biết đi. Trẻ lớn có cảm giác chóng mặt, ù tai, khó thở khi gắng sức.
Nguồn bổ sung qua thực phẩm
Các loại thịt đỏ, trứng, rau xanh đậm, các loại đậu, ngủ cốc, các loại thực phẩm bổ sung sắt.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngoài việc tiếp tục cho bé ăn sữa thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bổ sung các vi chất thông qua đường uống. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cũng tương tự như vậy. Đồng thời ba mẹ đừng quên chú trọng một chế độ dinh dưỡng đa dạng thông qua các loại thực phẩm nói trên để cung cấp các dưỡng chất tốt nhất cho trẻ.
Xem thêm:
- 5 Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D mẹ đừng nên xem nhẹ
- Trẻ quấy khóc đêm – Làm sao để khắc phục?
- Mẹo hay giúp bé 2 tuổi không còn quấy khóc đêm