Trẻ em bị khó thở là bệnh gì và nguyên nhân gây ra bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé khó thở là bệnh gì có thể là thắc mắc phổ biến nhất vào thời điểm thời tiết thất thường như hiện nay, số trẻ nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên. Theo các chuyên gia, khó thở là triệu chứng do nhiều loại bệnh lý gây ra, trong đó có những bệnh lý rất nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Các triệu chứng cho thấy trẻ đang bị khó thở
  • Trẻ sơ sinh khó thở là bệnh gì?
  • Bé khó thở - Mẹ nên làm gì?

Các triệu chứng cho thấy trẻ đang bị khó thở

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hô hấp

Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. Cụ thể:

Nhịp thở nhanh là dấu hiệu bé khó thở

Đây là triệu chứng mà mẹ có thể phát hiện bằng cách quan sát lồng ngực di động và đếm nhịp thở của trẻ. Sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở, chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng bị sợ hãi hay quấy khóc.

Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0–12 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/ phút trở lên, trẻ từ 2–12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/ phút trở lên và trẻ từ 1–5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/ phút trở lên. Mẹ nên lưu ý phải nhìn vào ngực hoặc bụng của trẻ để có thể quan sát rõ sự di động của lồng ngực.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ sơ sinh thở khò khè, bình thường hay cần theo dõi điều trị?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sinh mổ thở khò khè - Nguyên nhân và cách xử lý

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực

Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Thở rít

Đây là tiếng thở thô ráp khi trẻ hít vào, thường xảy ra khi bị viêm thanh quản, nắp thanh quản bị phù nề, gây nên sự co thắt và hẹp lại, làm cản trở sự thông khí vào phổi.

Thở khò khè

Đây là tiếng thở nghe êm dịu hơn tiếng thở rít và phát hiện được khi trẻ thở ra. Do hiện tượng co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ làm cho không khí khó đi ra khỏi phế nang khi thở ra, trẻ phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phổi đi ra ngoài, làm cho hơi thở ra bị kéo dài hơn bình thường. Để phát hiện trẻ sơ sinh khò khè, cần ghé sát tai gần miệng trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở ở kỳ thở ra và xác định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều trẻ để trở nặng khó chữa trị

Trẻ em bị khó thở là bệnh gì?

Tình trạng khó thở của trẻ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó nguyên nhân liên quan đến hô hấp là chủ yếu. Thông thường, trẻ bị khó thở thường là biểu hiện của một đợt nhiễm trùng đường hô hấp cấp do quá trình viêm kích thích sản xuất dịch trong phế nang và đường dẫn khí. Hoặc trẻ cũng có thể nhiễm các bệnh lý khác, trong đó cụ thể là:

Hen

Hen hay suyễn khiến trẻ khó thở khi ngủ. Đây là câu trả lời nhiều người nghĩ đến khi lo lắng bé khó thở là bệnh gì. Đây là bệnh về hô hấp vô cùng phổ biến khi đường thở bị viêm, sưng phù và co thắt gây ra các cơn khò khè, thở nhanh, co lõm ngực, liên sườn, có thể xuất hiện sau yếu tố làm dễ gây bệnh như hoạt động mạnh, cười, nói, khóc quá nhiều, hít khói bụi, nước hoa, lông chó mèo…

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến đại diện cho một dạng nhiễm trùng phổi. Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể là nguyên nhân gây bệnh. Viêm phổi có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng người bệnh. Trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đều có khả năng gặp phải tình trạng nặng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Thắc mắc của mẹ: Trẻ bị hen suyễn có dễ bị nhiễm Corona hay không?

Viêm phế quản cấp ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đường hô hấp cũng là nguyên nhân lớn gây khó thở

Viêm thanh quản cấp tính

Bệnh khó thở này gây ra do nhiễm trùng, ho nặng tiếng, khò khè, sốt, thường xảy ra sau khi bị cảm cúm và gặp ở lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Béo phì khiến bé khó thở

Trẻ béo phì, tăng cân quá mức, cân nặng càng cao thì càng dễ bị khó thở, nhất là khi vận động hoặc tư thế gập bụng. Cần ăn uống phù hợp như tăng ăn rau, giảm thức ăn béo, ngọt kết hợp tăng cường vận động.

Ngoài nguyên nhân về hô hấp thì một số nguyên nhân về mũi họng cũng được kể đến. Cuống mũi dị dạng hoặc tình trạng viêm mũi xoang gây sưng nề, tiết dịch làm giảm lượng không khí hít vào, từ đó cũng làm giảm lượng không khí tới phổi và gây nên tình trạng khó thở ở trẻ.

Nhiều trẻ vẫn bị nghẹt mũi khó thở nhất là khi nằm ngủ, trẻ phải há miệng để thở và ngủ không yên giấc, hay thức dậy khóc do không thở được. Nguyên nhân gây khó thở trong trường hợp này thường là nhẹ nhất bởi chỉ là sự tắc nghẽn đường thở do đờm nhớt tại mũi.

Sau khi xác định được các dấu hiệu cùng với bệnh lý tương ứng, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán, tránh gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của trẻ.

Bé khó thở - Mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ không xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như nhịp thở nhanh, không thể khóc/ nói chuyện vì khó thở, gầm gừ khi thở, đôi môi tái, tiếng thở khò khè, có nôn và không giữ được chất lỏng, rất có thể là con đang bị nhiễm trùng do virus. Bệnh này thường thấy ở trẻ nhỏ, do vậy các mẹ có thể giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn bằng các cách:

+ Ngăn ngừa mất nước: Cho trẻ nhỏ bú nhiều hơn, trẻ lớn uống nhiều nước. Bón cho trẻ ăn chậm hơn bình thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

+ Giảm tắc nghẽn: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi làm loãng chất nhầy trong mũi, dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch chất nhầy trong mũi.

+ Dùng máy tạo ẩm dạng phun sương mát gần trẻ để bổ sung độ ẩm không khí.

+ Cho trẻ nghỉ ngơi, sinh hoạt trong môi trường trong lành và không có khói thuốc lá.

+ Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm virus gây bệnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham