Trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não

Sự khác biệt về bộ não và trí thông mình của trẻ nhỏ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ đối xử với chúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự khác biệt về bộ não và trí thông mình của trẻ nhỏ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ đối xử với chúng. Nghiên cứu mới đây chứng minh trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não hơn.

Ảnh chụp của các nhà thần kinh học Mỹ cho thấy bộ não của một đứa trẻ ba tuổi được cha mẹ yêu thương (bên trái) lớn hơn nhiều so với trẻ bị ngược đãi hoặc bỏ rơi (bên phải), theo Telegraph. Bộ não bên phải chứa nhiều vết đen hơn và thiếu một số vùng não quan trọng so với bộ não bên trái.

Ảnh chụp bộ não đứa trẻ ba tuổi được cha mẹ yêu thương (bên trái) và bị ngược đãi (bên phải). (Ảnh: Telegraph)

Allan Schore, giáo sư tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), Mỹ, người tham gia nghiên cứu, cho biết 80% tế bão não người được tạo ra trong hai năm đầu đời. Quá trình tăng trưởng tế bào não là kết quả tương tác giữa trẻ nhỏ với người chăm sóc chính, thường là mẹ. Sự phát triển các mạch máu trong não phụ thuộc vào tác động tích cực của người mẹ tới em bé.

Trẻ em bị ngược đãi khó phát triển đầy đủ các chức năng của bộ não. Ảnh minh họa: Huffington Post

Schore chỉ ra rằng, trẻ em bị cha mẹ ngược đãi dễ bị teo não. Cụ thể, nếu một đứa trẻ không được đối xử tốt trong hai năm đầu đời, nhiều gene chịu trách nhiệm hình thành chức năng não bộ, bao gồm cả trí thông minh, không thể hoạt động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phát hiện có ý nghĩa rất lớn đối với người làm chính sách xã hội. Họ sẽ có những biện pháp can thiệp sớm, hướng dẫn cho các bà mẹ cách đối xử với con mình để bộ não của chúng phát triển đầy đủ.

"Can thiệp sớm là một biện pháp có khả năng thay đổi xã hội. Những đứa trẻ thế hệ tiếp theo sẽ phát triển tốt hơn, ít phạm tội hơn và người lớn được giáo dục tốt hơn",Andrea Leadsom, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, cho biết.

Dưới góc độ pháp luật, hành động ngược đãi con cái sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề bạo lực với trẻ em, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,3 triệu trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt và các em có nguy cơ bị bạo lực. Con số này chiếm khoảng 12% số trẻ em ở Việt Nam.

Liên quan đến việc cha mẹ ngược đãi con cái, luật sư (LS) Phạm Thanh Bình và LS Trương Thị Hòa cho biết, việc ngược đãi, gây hại đến danh dự, tính mạng của trẻ, ngoài việc bị truy tố trách nhiệm hình sự, những người bạo hành còn thể bị tòa án tước quyền làm cha mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tùy theo tính chất, mức độ và hoàn cảnh phạm tội, tòa án sẽ quyết định tước quyền nuôi con của người gây ra hành vi thương tổn cho con cái trong thời gian nhất định.Việc chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ được trao cho người còn lại trong gia đình (nếu mẹ gây thương tổn cho con thì giao quyền cho cha và ngược lại).

Trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị tước quyền nuôi con thì việc chăm sóc, dạy dỗ đứa trẻ sẽ được giao cho Trung tâm bảo trợ trẻ em ở địa phương đảm trách.

Tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Khoản 2, 3 Điều 49 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình như sau: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình.
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời
  • Không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Có thể thấy, ngoài việc pháp luật cần có những chế tài xử lý những hành vi bạo lực nghiêm khắc hơn nữa, các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến người dân.

Đặc biệt cần tăng cường vai trò của các cơ quan Nhà nước chuyên trách trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em đến mọi vùng miền đất nước, đến từng gia đình, nhà trường, khu dân cư.

Kết luận

Vì tương lai của con, cha mẹ hãy kiểm soát và cân bằng những cảm xúc, hành vi tiêu cực của bản thân. Mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, hãy tránh xa trẻ, uống một ly nước càng chậm càng tốt, hít thở sâu, hoặc trước khi định có hành động gì, hãy nghĩ đến hậu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi hành động trừng phạt trẻ về thể xác và tinh thần bao giờ cũng để lại hậu quả khôn lường. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy luôn cố gắng vượt qua được những khó khăn, trở ngại, hãy có những hành động thiết thực để cải thiện cuộc sống gia đình, giúp các con của mình trưởng thành bằng điểm tựa tinh thần vững chắc của cha mẹ.

Theo VnExpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cập nhật và thảo luận cùng những cha mẹ khác nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis