Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất thích đồ ăn nhanh. Gà rán, pizza, khoai tây chiên… Tuy nhiên, những loại thức ăn nhanh này có thành phần dầu mỡ cao, có khiến trẻ lớn lên kém thông minh?
Những rủi ro khi sử dụng thức ăn nhanh
Có nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng chứng tỏ loại thịt được sử dụng trong hot dog hay các loại thức ăn nhanh có thể gây ra bệnh ung thư máu và các dạng ung thư khác ở trẻ nhỏ. Thủ phạm ở đây chính là việc sử dụng muối nitrite như một chất phụ gia trong quá trình chế biến thịt.
- Ở thức ăn nhanh lượng đường cao gấp nhiều lần bình thường.
- Sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên thay thế cho bữa ăn chính sẽ khiến dư thừa năng lượng. Bởi trong một phần thức ăn ví dụ như gà rán thì có trên 400-450 kcalo, tương tự như trong 1 phần hamburger.
- Ăn thức ăn nhiều khiến cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất. Trong thức ăn nhanh rất nhiều chất béo và muối khiến cơ thể không nạp đủ dưỡng chất. Điều này dẫn tới rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì.
- Ăn nhiều thức ăn nhanh quá nhiều làm ảnh hưởng tới tim mạch bởi hàm lượng muối quá cao được đưa vào cơ thể quá nhiều. Đặc biệt các đồ chiên rán sẽ bị phá hủy hết các vitamin bởi nhiệt độ chiên quá cao.
Những bệnh trẻ em ăn đồ ăn nhanh có thể mắc phải
1. Cao huyết áp
Trong thành phần của đồ ăn nhanh có chứa nhiều natri là loại muối tổng hợp, sẽ khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh cao huyết áp khi trưởng thành. Đồng thời, các loại muối natri này khiến cho hệ thống tuần hoàn và thần kinh của trẻ hoạt động chậm lại, bé giảm trí nhớ kém linh hoạt làm trẻ khó lòng tập trung cao độ khi học bài.
2. Gây mệt mỏi cho trẻ
Khi trẻ ăn nhiều các loại thức ăn nhanh thì thường gây mất cân bằng hormone và là nguyên nhân gây ra những hành vi bất thường ở trẻ, khiến trẻ dễ mắc các căn bệnh trầm cảm hoặc quá khích tăng động, ảnh hưởng tới hành vi và cảm xúc của trẻ , khiến trẻ nhanh chóng kiệt sức và mệt mỏi, uể oải.
3. Gây bệnh thận
Mẹ cho bé ăn nhiều các đồ ăn nhanh, khiến cho bé nạp nhiều dầu mỡ, muối, đường…. Ngoài ra, khi ăn nhiều thức ăn nhanh thường ngán trẻ sẽ uống kèm nước ngọt có ga làm tăng gánh nặng cho thận của trẻ. Khiến trẻ lớn lên có nguy cơ mắc sỏi thận, hoặc suy thận khá cao.
4. Tăng cân béo phì
Trẻ thường xuyên nạp các loại thức ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Đồng thời việc tăng cân béo phì cũng khiến trẻ dễ kéo theo những bệnh như tim mạch, mỡ nhiễm máu….
Vì vậy, mẹ thương con cần để bé có một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, hãy để bé tránh xa những loại thức ăn gây nguy hiểm tới sức khỏe như đồ ăn nhanh nhé.
5. Trí não kém hoạt động
Khi trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh thường thiếu chất dinh dưỡng giúp não tỉnh táo, dẫn đến việc trẻ không có khả năng tập trung thực hiện các nhiệm vụ, khả năng ghi nhớ thấp và giảm khả năng học tập, giảm khả năng tư duy của trẻ.
Vậy có nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh hay không
- Ba mẹ có thể thỉnh thoảng cho trẻ ăn đồ ăn nhanh. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn thường xuyên. Bên cạnh thức ăn nhanh, người lớn cần bổ sung thêm rau, củ và trái cây cho trẻ.
- Chú ý lượng thức ăn trẻ nạp vào để tránh bị béo phì, thừa cân hoặc những bệnh liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu
- Phụ huynh nên tránh tạo thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập… hoặc tập thói quen ăn hằng tuần
- Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất đối với mỗi gia đình, vừa tốt cho sức khỏe, tiết kiệm, dù có bận rộn với công việc, người phụ nữ trong gia đình vẫn nên dành thời gian nấu những bữa ăn cân đối dinh dưỡng, ngon, bổ, rẻ cho những người thân yêu trong gia đình.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm
- Sữa cho bé 2 tuổi – Mẹ nên chọn sữa bột hay sữa tươi?
- Béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
- Thực đơn cho trẻ 3 tuổi giúp con cao lớn thông minh