Con bạn sẽ là đứa trẻ đặc biệt nếu bé giỏi đại số nhưng không thể đạt điểm cao môn toán ở trường. Những đứa bé như vậy thường được gọi là trẻ Khác thường – Gấp đôi (Twice-Exceptional), hay 2E. Bạn sẽ cần hiểu rõ về bé để có cách nuôi dạy bé thích hợp.
Vì sao bạn cần biết con mình có phải là trẻ đặc biệt không?
Trẻ Khác thường – Gấp đôi là một đứa bé có tiềm năng nhưng cũng có những khiếm khuyết. Điều quan trọng khi bé đến trường là hòa nhập. Trẻ sẽ có rối loạn xử lý cảm giác. Vậy nên việc hòa nhập là rất khó. Não bé không thể xử lý tất cả các kích thích.
Khác thường – Gấp đôi tác động lớn đến trải nghiệm của bé ở trường
Năng khiếu là một nhu cầu đặc biệt. Nó tác động đến một loạt các yếu tố phát triển, từ trí tò mò trí tuệ đến các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Hơn nữa, sự kích thích thần kinh có trong hệ thống dây thần kinh của một bộ não tài năng cũng tạo ra các rối loạn tâm lý và tâm trạng nhanh hơn những đứa trẻ khác.
Trẻ em 2E rất phức tạp. Trí tuệ và khác thường. Một số bé sẽ vượt qua và thành công. Một số khác gặp khó khăn, chìm vào im lặng và bị giáo dục bỏ rơi.
Trẻ 2E có nguy cơ cao bị thiếu năng lực
Bé có kĩ năng xử lý thấp. Rất nhiều đứa trẻ 2E không thể hoàn thành bài tập về nhà hay bài kiểm tra. Bé sẽ gặp vấn đề khi cố xử lý tiếng ồn trong lớp. Điểm kiểm tra và kĩ năng có thể rất thấp.
Trẻ 2E nguy cơ cao bị trầm cảm, lo lắng và tức giận
Trẻ 2E có khả năng nhận thức. Bé nhận thức sâu sắc về sự khác biệt của mình nhưng không chắc tại sao có sự khác biệt đó. Bé có thể cố gắng siêng năng để che dấu khiếm khuyết.
Trẻ 2E dễ gặp các vấn đề hành vi
Bé có khả năng kiểm soát những mong muốn bất thường thấp, dễ nổi giận và khó kiểm soát cảm xúc. Người khác có thể nhìn thấy đó là hành vi phản kháng thay vì là cách bé giao tiếp.
Tóm lại, phát hiện một đứa trẻ 2E là điều tối quan trọng với sức khỏe của bé. Đây là cách để bạn xác định con mình có phải trẻ 2E không.
4 cách đơn giản để xác định bé là đứa trẻ đặc biệt
Rất nhiều gia đình phát hiện con mình là trẻ 2E khi bé đến trường. Một đứa trẻ đang dẫn đầu nhóm trí thức ở trong xóm lại không thể làm phép cộng 2 với 2.
Bé đáng lẽ nên giải được toán, đọc sách, làm theo những hướng dẫn hoặc ngồi yên. Bạn có thể tự hỏi chính mình vì sao bé sáng tác được bản sonate khi ở nhà, nhưng không thể đọc bản nhạc ở trường.
Phát triển không đồng bộ
Tất cả trẻ có năng khiếu đặc biệt sẽ thể hiện một số sự phát triển không đồng bộ. Ví dụ bé đọc sách cấp hai khi còn học mẫu giáo. Nhưng bé không thể tô màu theo tranh vẽ sẵn. Bé có thể tập trung gấp nhiều lần các bạn khác, nhưng không thể thích nghi giữa các hoạt động.
Trí thông minh vượt trội. Nhưng cảm xúc bị trì trệ.
Nhạy cảm và tăng phản ứng kích thích quá mức
Trẻ có năng khiếu thường tăng phản ứng kích thích quá mức. Nhưng trẻ 2E còn gặp vấn đề lớn hơn nhiều. Những điều kiện cơ bản có thể phóng đại nhu cầu phản ứng với kích thích hoặc tránh né. Một sự khác biệt có thể khiến bé gặp cảm xúc đau buồn cực độ.
Bé gặp vấn đề giao tiếp xã hội
Trẻ 2E sẽ gặp khó khăn khi cố gắng kết bạn. Tạo quan hệ xã hội là một thử thách với những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt. Bé không thể phát hiện những tín hiệu xã hội, kiểm soát ý thức kém, cơ thế đối phó kém, và những điều tương tự khiến bé trở thành nhân vật không được hoan nghênh.
Bạn phải làm gì nếu con là trẻ đặc biệt?
Cho trẻ làm bài kiểm tra
Nếu bạn có cảm giác bé là trẻ 2E, bạn cần cho bé đánh giá tính cách với bác sĩ tâm lý. Các thử nghiệm như WISC-IV, Woodcock-Johnson, KTEA và Standford Binet sẽ giúp xác định chính xác bé có phải trẻ 2E không.
Nếu đúng, bạn cần hiểu thật rõ đặc điểm của bé. Và thường xuyên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia để bé được phát triển bình thường.
Ủng hộ bé
Bé cần hỗ trợ tình cảm rất nhiều. Bạn có thể sẽ đau buồn vì những khó khăn bé có thể gặp. Nhưng bạn cần vượt qua để có thể hỗ trợ tinh thần cho bé.
Trẻ đặc biệt, hay trẻ Khác thường – Gấp đôi, không phải là một khái niệm quen thuộc. Cả bố mẹ và bé có thể gặp nhiều rắc rối. Nhưng bằng tình thương của người làm cha mẹ, chắc chắn bạn có thể đồng hành cùng con phát triển.
Theo notsoformulaic
Xem thêm
Kỹ năng xã hội và cảm xúc: Yếu tố quan trọng giúp học sinh cá biệt tránh khỏi rắc rối
Góc bình yên cho con – Xây dựng kỹ năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc
5 điều này sẽ giúp con phát triển kĩ năng STEM ngay từ tuổi chập chững