Trẻ chậm nói do chơi điện thoại nhiều đã được nghiên cứu chứng minh. Ngoài ra, sử dụng núm vú giả hoặc người giúp việc để chăm sóc con cũng ảnh hưởng đến khả năng nói của bé. Để khắc phục tình trạng trên, cha mẹ nên gần gũi và trò chuyện với con nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tạo môi trường giúp bé tiếp xúc với nhiều người và các bạn đồng trang lứa. Có như vậy, khả năng nói của con mới được cải thiện đáng kể.
Cha mẹ thường đưa điện thoại thông minh cho con chơi để giữ con yên lặng và để có thời gian làm việc khác. Có thể cha mẹ nghĩ chỉ một thời gian ngắn thôi, Nhưng bạn đã biết về những ảnh hưởng xấu của điện thoại thông minh đối với sự phát triển ngôn ngữ của con bạn?
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Trẻ em sử dụng thiết bị cầm tay nhiều có khả năng bị chậm nói
- Dùng núm vú giả cho trẻ thì sao?
- Cách dạy trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói vì sử dụng thiết bị cầm tay nhiều
Có nhiều bằng chứng cho thấy thời lượng màn hình mở rộng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Một nghiên cứu mới đã tiến hành khảo sát gần 900 trẻ em từ sáu tháng đến hai năm. Trong nghiên cứu, họ phát hiện ra nhiều điều đáng lo ngại liên quan đến việc cho tẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí thông minh và các khả năng khác hay không?
Mỗi lần trẻ sử dụng 30 phút trước màn hình nhỏ, có 49% nguy cơ bị chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.
Các bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện dành cho Bệnh Trẻ ở Canada đã dẫn đầu nghiên cứu khám phá những ảnh hưởng xấu của điện thoại thông minh đối với trẻ em. Họ đã trình bày nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Học thuật Nhi khoa và kết quả không làm ngạc nhiên các nhà y học.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thời gian màn hình kéo dài chỉ có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ. Không có ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp khác như ngôn ngữ cơ thể hoặc tương tác xã hội.
Xem nội dung giáo dục trên điện thoại không cải thiện khả năng nói của bé nhiều
Tiến sĩ Jenny Radesky nói: “Những kết quả này cho thấy là nếu cha mẹ đang cố gắng giải quyết sự phát triển ngôn ngữ của con mình bằng các ứng dụng giáo dục, có thể nó hoàn toàn không hiệu quả như cha mẹ mong muốn.
Radesky là một trợ lý giáo sư về nhi khoa học về hành vi phát triển tại Đại học Michigan. Cô cũng là thành viên của Hội đồng Giám đốc Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) của hội đồng về truyền thông.
Mặc dù Radesky không tham gia vào nghiên cứu này, cô nói có một số lý do tại sao AAP đề xuất chống lại thiết bị cầm tay hoặc máy tính cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
Dùng núm vú giả cho trẻ thì sao?
Radesky giải thích hiện tượng này đối với các thiết bị cầm tay như núm vú giả hoặc các đại diện của cha mẹ như người giúp việc là một dấu hiệu cho thấy phụ huynh có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Số lượng trẻ em sử dụng màn hình có thể phản ánh các yếu tố xã hội, văn hoá và kinh tế ảnh hưởng đến bố mẹ.
Những phụ huynh sử dụng những hỗ trợ này có thể có liên quan đến stress của cha mẹ. Điều này ảnh hưởng đến tính nhất quán (hoặc thiếu) việc chăm sóc mà trẻ nhận được, làm bé chậm nói so với bạn bè đồng trang lứa.
Radesky cũng lưu ý rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để khám phá những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với điện thoại thông minh đối với sự phát triển của trẻ. Bà nói thêm rằng nghiên cứu cũng nên xem xét sâu hơn vào những ảnh hưởng của nó đối với ngôn ngữ biểu cảm.
Cách dạy trẻ chậm nói
Phụ huynh nên chơi và tương tác với con của mình
Thay vì đưa thiết bị cầm tay cho trẻ em, AAP khuyến khích phụ huynh tham gia trực tiếp chơi và tương tác với con của mình.
Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng trẻ em ở giai đoạn phát triển này không thể hiểu được sự khác biệt giữa thế giới hai chiều của màn hình và ba chiều của thế giới thực.
“Ngay cả khi trẻ có thể bắt chước những gì họ nhìn thấy trên màn hình, thì trẻ cũng không thể nào chuyển tải nó đến thế giới thực và suốt cuộc đời của họ,” cô nói. “Sự suy nghĩ mang tính biểu tượng và tính linh hoạt của bộ nhớ là điều mà các ứng dụng không thể vượt qua được, cho dù chúng tương tác với nhau như thế nào.”
Bạn có thể chưa biết:
Kết nối với con nhiều hơn
Radesky và các chuyên gia khác của khoa nhi dường như đồng ý về một điều. Cha mẹ nên cung cấp không gian cho những tương tác trực tiếp, trực diện với con cái của họ.
Kết nối với trẻ trực tiếp có thể không dễ dàng trong một thế giới ngập tràn với các phương tiện truyền thông. Mặc dù vậy, cha mẹ nên tiếp tục có sự tương tác trực tiếp với con cái của mình vì nó là thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
Tạo môi trường để bé có thể tiếp xúc với nhiều người và các bạn đồng trang lứa
Đây là một trong những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo. Việc cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều sẽ giúp con mạnh dạn, không sợ hãi, nhanh nhẹn, đồng thời tạo cơ hội để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Luôn trả lời con
Đôi lúc con không nói nhưng sẽ giao tiếp với bố mẹ bằng điệu bộ cơ thể, cử chỉ, thái độ. Dù là hành động hay giao tiếp nào của con, bạn nên trả lời bé. Nếu con đưa cho bạn một đồ vật, hãy nhận lấy nó; bé muốn lấy đồ chơi, hãy động viên con thực hiện hành động để lấy được nó. Cách này tuy đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao về sự hiệu quả.
Xem thêm:
- Biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói: Mẹ cần phát hiện càng sớm càng tốt
- Để dạy trẻ chậm nói cần có kỹ năng và phương pháp như thế nào?
- Trẻ chậm nói – Những dấu hiệu nhận biết mẹ hãy lưu tâm