Trẻ bị sổ mũi xanh có thể là dấu hiệu bệnh lý ban đầu của các bệnh về đường hô hấp. Và đây là các bước xử lý bệnh hiệu quả nhất dành cho ba mẹ.
Cùng tìm hiểu nội dung bài viết:
- Nguyên nhân bé bị sổ mũi xanh
- Trẻ bị sổ mũi xanh thì có đáng lo ngại không?
- Kết hợp với đi khám, ba mẹ nên chăm sóc vệ sinh mũi cho bé một cách khoa học nếu trẻ bị mũi xanh
- Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ khi bé bị sổ mũi xanh
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi.
Nguyên nhân bé bị sổ mũi xanh
Tình trạng bé bị sổ mũi xanh kéo dài thường xuất hiện bởi một số nguyên nhân cụ thể như:
- Bé bị cảm: Khi cơ thể bé bị cảm lạnh, cảm cúm thì các triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện như ho, sổ mũi hay sốt… Các loại cảm thường sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 ngày đến 1 tuần. Nhưng với những bé có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm thì tình trạng sổ mũi xanh có thể kéo dài hơn bình thường.
- Bé bị dị ứng: Khi bé bị dị ứng với thức ăn, môi trường hay không khí ô nhiễm thì cũng xuất hiện các triệu chứng phổ biến là hắt hơi, sổ mũi… Nếu không khắc phục kịp thời thì tình trạng sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn.
- Bé bị viêm xoang: Tình trạng sổ mũi kéo dài sẽ kèm theo các dịch nhầy xanh, vàng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang.
Mẹ đang tìm kiếm
Trẻ bị sổ mũi xanh có đáng lo ngại không?
Nước mũi đóng một vai trò rất lớn trong việc lọc không khí, làm ẩm và ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào sâu trong mũi. Khi có có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn…, cơ thể sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh để chống lại chúng nên mẹ sẽ thấy nước mũi màu xanh ở trẻ. Đây thường là dấu hiệu các bệnh lý ở trẻ như viêm mũi, viêm xoang.
Khi trẻ sổ mũi, nước mũi màu xanh dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Chính vì vậy khi thấy bé sổ mũi xanh đặc, nghĩa là có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, điều tốt nhất mà ba mẹ nên làm là đưa trẻ đi khám.
Chăm sóc bé khoa học
Rửa mũi được xem là một trong những cách hiệu quả để làm sạch khoang mũi của trẻ. Điều này sẽ giúp loại bỏ sự tắc nghẽn và các chất nhầy dư thừa bị tích tụ bên trong, giúp khắc phục tình trạng trẻ bị mũi xanh.
Đối với bé lớn, ba mẹ có thể giúp bé rửa mũi đơn giản như thế này
Ba mẹ cần chọn loại nước muối sinh lý đạt tiêu chuẩn an toàn, tốt nhất là nên sử dụng loại nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ nhỏ, vô khuẩn và không chứa chất bảo quản.
Nếu dịch mũi của trẻ quá nhầy đặc, có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng bớt. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng ống hút để lấy bớt chất nhầy ra ngoài.
Luôn lưu ý rằng các dụng cụ sử dụng cho trẻ cần là các loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh vào thao tác nhẹ nhàng, cẩn trọng.
Ngoài ra chỉ nên rửa mũi cho bé không quá 4 lần một ngày để tránh làm tổn thương vùng mũi của trẻ.
Nội dung cùng chủ đề
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm mau khỏi, không kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ
Một số loại thực phẩm sẽ tốt hơn cho bé trong giai đoạn này và giúp bé chóng khỏi vì chúng có thể cung cấp các vitamin, khoáng chất cho hệ miễn dịch của trẻ như:
- Nước chanh đào mật ong
- Các loại nước hoa quả có vị chua vừa phải như cam, chanh, bưởi…và các loại hoa quả tươi giàu vitamin như đu đủ, dâu tây, kiwi, táo, lê…
- Sữa ấm
- Canh củ cải
- Cháo gà hoặc canh gà phù hợp cho trẻ bị chảy nước mũi xanh
- Các món ăn thêm tỏi hoặc hành tây như rau củ xào thịt…
Tránh ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá lạnh cũng là điều cần lưu ý trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để bé mau khỏi bệnh hơn.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm trẻ khó chịu, mệt mỏi. Khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi, phụ huynh cần chú ý các điều sau:
- Tùy từng trường hợp bé nhỏ hay lớn mà có kỹ thuật rửa mũi phù hợp
- Chú ý vệ sinh dụng cụ rửa mũi cho bé để không trở thành ổ vi khuẩn
- Không để trẻ bịt cả 2 bên cánh mũi khi xì mũi, có thể làm tăng áp lực đột ngột lên vùng mũi xoang gây viêm xoang
- Không được đưa miệng hút mũi trực tiếp cho bé
- Không được tự ý dùng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Sai lầm cần tránh khi trẻ sổ mũi – vnexpress
Xem thêm bài liên quan
- Cách phòng bệnh hô hấp cho con đơn giản nhưng hiệu quả khi giao mùa
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ phải làm sao đây?
- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
- Cách chăm sóc trẻ khi bị cúm hiệu quả để con mau khỏi bệnh khi thời tiết giao mùa