Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài trong thời tiết giao mùa - Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp của trẻ em là do sức đề kháng kém. Khi thời tiết đột ngột thay đổi trẻ em sẽ dễ bị cảm lạnh, nóng sốt. Bên cạnh đó còn có triệu chứng ho, sổ mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Có nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, hen suyễn… Nắm được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có hướng điều trị đúng để trẻ nhanh khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ qua các nội dung dưới đây:

  • Nguyên nhân trẻ ho sổ mũi kéo dài
  • Nên làm gì trong tình huống này?
  • Lời khuyên cho ba mẹ

Lý do khiến trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp của trẻ em là do sức đề kháng kém. Khi thời tiết đột ngột thay đổi trẻ em sẽ dễ bị cảm lạnh, nóng sốt. Bên cạnh đó còn có triệu chứng ho, sổ mũi. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi sau 1 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, trẻ ho sổ mũi kéo dài hàng tuần thậm chí trên 1 tháng thì có thể bé đã mắc những bệnh lý sau:

Nội dung cùng chủ đề

Trẻ bị sổ mũi xanh – Cách xử lý để con nhanh khỏi bệnh

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ ho sổ mũi kéo dài. Bệnh xuất hiện do sự lây nhiễm vi khuẩn, virus từ trường học, nhà trẻ, khi thời tiết ẩm ướt. Biểu hiện của bệnh là trẻ ho dài ngày đi kèm với các dấu hiệu sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên làm trẻ bị ho sổ mũi kéo dài (Nguồn ảnh: vinmec)

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến ở trẻ em nếu có dấu hiệu ho kéo dài. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các triệu chứng thường gặp là ho, sổ mũi, khó thở, sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy.

Hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là bệnh lý co thắt và viêm đường hô hấp dưới gây nên các triệu chứng ho khan, khó thở, ho đau tức ngực, ho tái phát nhiều lần. Các nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc hen suyễn là dị ứng phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá và một số thực phẩm nhất định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy dịch mũi sau

Cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết dịch nhầy ở mũi để ngăn khói bụi, vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ em sản sinh ra dịch nhầy quá mức sẽ dễ dẫn đến bệnh lý chảy dịch mũi sau. Các dịch nhầy này chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích các dây thần kinh và thụ thể. Đây là nguyên nhân gây cảm giác ngứa cổ dẫn đến ho sổ mũi kéo dài. Trẻ em mắc bệnh này hay ho sổ mũi về đêm, ho có đờm hoặc không có đờm. Bên cạnh đó còn có các biểu hiện hắt hơi, ngứa cổ, chảy nước mắt.

Nên làm gì khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài?

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài không chỉ do cảm mạo thông thường mà còn vì nhiều lý do. Nếu triệu chứng ho sổ mũi kéo dài thì nên chú ý. Cha mẹ cần đưa con mình đến bệnh viện để xác định nguyên nhân chính xác.

Đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác (Nguồn ảnh: vinmec)

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng lưu ý thêm về cách chăm sóc khi trẻ bị ho sổ mũi tại nhà. Cụ thể là:

  • Cha mẹ cần cho con uống thuốc đủ liều, thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung cho trẻ đủ chất dinh dưỡng với thực đơn theo sở thích của trẻ. Nên tăng cường rau xanh và các loại rau củ quả, đặc biệt là loại quả giàu vitamin C.
  • Cho trẻ uống thêm nhiều nước để làm loãng đờm, hạn chế cảm giác ngứa cổ muốn ho.
  • Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và đeo khẩu trang khi đi đường.
  • Vệ sinh mũi họng bằng cách súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí 2 – 3 lần/ngày
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không được nhỏ các loại thuốc tự chế vào mũi bé như nước ép tỏi. Tinh chất tỏi có thể làm bỏng niêm mạc mũi, làm tổn thương mũi trẻ
  • Không hút mũi, rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi nặng nề hơn
  • Không dùng miệng trục tiếp hút mũi cho trẻ
  • Hướng dẫn trẻ không dùng tay bịt 2 bên mũi khi xì mũi để tránh gây áp lực lên khoang mũi

Nội dung cùng chủ đề

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm mau khỏi, không kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Lời khuyên từ bác sĩ về tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Cha mẹ nên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, giữ nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.

Nhỏ nước muối sinh lý, rửa mũi cho trẻ đúng cách (Nguồn ảnh: medlatec)

Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.

Cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 tuổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 tuổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè…, khi đó cần đưa bé đi bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Sofia