Mẹ lo lắng vì trẻ ăn vào là bị nôn, học ngay bí quyết xử lý hiệu quả này!

Nôn sau khi ăn là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ ăn vào là bị nôn là tình trạng thường xuyên xảy ra ở một số bé. Điều này khiến cho mẹ không khỏi lo lắng. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng nôn trớ.

Vì sao xảy ra tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ăn vào bị nôn. Phổ biến có thể kể đến như:

Ngộ độc thực phẩm

Nếu không may ăn phải thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh, bé sẽ bị nôn mửa. Ngộ độc thực phẩm sẽ làm cho bé nôn sau khi ăn vài giờ. Những dấu hiện kèm theo bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy.

Dị ứng thực phẩm

Một số trẻ sẽ bị dị ứng bẩm sinh với các loại thực phẩm đặc thù. Khi ăn phải, dạ dày sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng nôn. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể kế đến là sò, ốc, trứng, sữa, lúa mì. Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn

Nhiễm trùng dạ dày ruột

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Virus, đặc biệt là vi trùng và kí sinh trùng là nguồn gốc gây nên nhiễm trùng dạ dày ruột. Khi mắc phải bệnh lý này, bé sẽ có biểu hiện nôn, kèm theo sốt, đau bụng và tiêu chảy.

Dị dạng đường tiêu hóa

Những dị dạng như teo hẹp thực quản, hẹp tá tràng, ruột non, phình đại tràng… gây ra tình trạng trẻ bị nôn sau khi ăn. Với các trường hợp này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị.

Những vấn đề liên quan đến não và thần kinh

Khi não của trẻ bị chấn thương hoặc có khối u sẽ gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Do đó, mẹ không nên chủ quan khi thấy bé nôn ói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không?

Nôn sau khi ăn là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Thông thường, trẻ dưới 6 tuổi bị nôn, trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ, vì dạ dày chưa tạo thành góc cong giống người lớn. Thế nên, bé sẽ bị nôn trớ. Không những vậy, do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên dạ dày thường bị kích thích.

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân

Nếu trẻ bị nôn sinh lý mà không kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy… thì mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng nôn trớ sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn. Khi ấy, hệ tiêu hóa đã được phát triển toàn diện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp trẻ bị nôn kèm theo những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đặc biệt chú ý. Lúc này, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân.

Bí quyết xử lý tình trạng trẻ ăn vào bị nôn theo từng độ tuổi

Tùy theo từng độ tuổi mà mẹ có những biện pháp khác nhau để xử lý và giúp bé mau hồi phục.

Xử lý tình trạng nôn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Mẹ cần chú ý bổ sung đủ nước cho bé, không để trẻ bị mất nước
  • Nếu bé bú sữa mẹ, bạn hãy để bé tiếp tục bú. Thời gian cho bú thích hợp là 1 – 2 phút/lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 10 phút.
  • Bạn cần nhớ rằng không thay sữa mẹ bằng nước.
  • Trong trường hợp bé uống sữa công thức, bạn có thể cho bé uống thêm dung dịch bù nước.

Tùy theo mỗi độ tuổi mà mẹ có thể áp dụng các cách xử lý khác nhau

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xử lý tình trạng nôn ở trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi

  • Tương tự trẻ dưới 6 tháng, bạn hãy để bé tiếp tục bú sữa mẹ. Đồng thời, bạn không nên thay thế sữa mẹ bằng nước.
  • Để tránh tình trạng mất nước ở trẻ, bạn có thể cho uống thêm dung dịch bù nước.
  • Lưu ý rằng, mẹ không nên thay thế dung dịch bù nước hoặc sữa mẹ bằng nước suối hoặc nước trái cây. Nếu nước ép trái cây chứa quá nhiều đường thì nước suối lại thiếu lượng calo mà trẻ cần.
  • Mẹ có thể cho bé ăn các loại thức ăn nhẹ như chuối, ngũ cốc hoặc bánh quy.

Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn ở bé từ 12 tháng tuổi trở lên

Nhiều mẹ có con lớn hơn hay gặp tình trạng trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ hoặc trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn. Để xử lý tình trạng này, mẹ nên thực hiện các điều này:

  • Cho bé uống khoảng 30ml dung dịch bù nước sau khoảng 20 phút.
  • Bạn có thể theo dõi và tăng dần lượng chất lỏng nếu bé không bị nôn tiếp.
  • Khi bé bị nôn, mẹ tránh cho bé uống nước soda hoặc nước trái cây.
  • Sau khoảng 6 giờ, bạn có thể cho bé ăn nếu bé không còn nôn. Những thực phẩm thích hợp có thể kể đến là bánh mì nướng, khoai tây nghiền, súp.
  • Mẹ tránh cho bé ăn thực phẩm nhiều chất xơ vì chúng khó tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng không tốt cho bé.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Như đã đề cập ở trên, mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là bị nôn. Mẹ có thể theo dõi tình hình, trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ:

  • Trẻ nôn ra máu hoặc mật
  • Sốt cao, đau bụng quằn quại
  • Có dấu hiệu mất nước như ít tiểu, miệng khô
  • Nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm
  • Xuất hiện tình trạng co giật
  • Nôn liên tục hoặc nôn trên 24 tiếng

Trẻ ăn vào bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các mẹ cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Mẹ có biết vì sao trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ?
Bé 3 tuổi không sốt nhưng lại nôn mửa, lý do vì sao?
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ tại nhà

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ